Tòa án sẽ không còn nhiệm vụ thu thập chứng cứ theo đề xuất tại Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi)?
- Tòa án sẽ không còn nhiệm vụ thu thập chứng cứ theo đề xuất tại Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi)?
- Tòa án có thể tiến hành thu thập chứng cứ bằng những biện pháp nào hiện nay theo pháp luật tố tụng dân sự?
- Trưng cầu giám định, yêu cầu giám định trong tố tụng dân sự thực hiện như thế nào?
Tòa án sẽ không còn nhiệm vụ thu thập chứng cứ theo đề xuất tại Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi)?
Vấn đề thu thập chứng cứ của Tòa án là vấn đề đang được quan tâm tại Dự thảo 5 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi). Theo đó, tại Điều 15 Dự thảo có nội dung:
Điều 15. Cung cấp chứng cứ và chứng minh trong vụ án hình sự, hành chính, vụ việc dân sự (sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 3, khoản 4 Điều 2, Điều 14 LTCTAND 2014)
1. Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được các bên thu thập, cung cấp, giao nộp, làm rõ tại phiên tòa theo quy định của pháp luật tố tụng và kết quả tranh tụng tại phiên tòa để xét xử. Tòa án không có nghĩa vụ thu thập chứng cứ.
2. Tòa án hướng dẫn, yêu cầu đương sự thu thập chứng cứ và lập hồ sơ vụ việc dân sự, vụ án hành chính.
3. Tòa án hỗ trợ đương sự là người yếu thế trong xã hội thu thập chứng cứ trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo quy định của pháp luật.
4. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ theo quy định của pháp luật cho đương sự khi có yêu cầu.
Tại điểm c khoản 3 và khoản 4 Điều 2 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định:
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân
...
c) Khi xét thấy cần thiết, trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung; yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc Tòa án kiểm tra, xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;
...
4. Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của luật tố tụng.
Như vậy, theo đề xuất mới nhất tại Dự thảo 5 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) thì Tòa án không có nghĩa vụ thu thập chứng cứ. Điều này khác với quy định hiện hành theo quy định tại pháp luật tố tụng khi Tòa án có thể tiến hành thu thập chứng cứ trong một số trường hợp luật định. Ngoài ra, Dự thảo cũng đã thể hiện việc Tòa án không có nghĩa vụ thu thập chứng cứ nhưng vẫn hỗ trợ đương sự là người yếu thế trong xã hội thu thập chứng cứ trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo quy định của pháp luật.
Điều này có nghĩa là Tòa án không tự mình tiến hành thu thập chứng cứ mà sẽ đóng vai trò hỗ trợ, giúp đỡ cho các cá nhân yếu thế nhằm đảm bảo nguyên tắc xét xử công bằng của Tòa án.
Tòa án sẽ không còn nhiệm vụ thu thập chứng cứ theo đề xuất tại Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi)? (Hình ảnh từ Internet)
Tòa án có thể tiến hành thu thập chứng cứ bằng những biện pháp nào hiện nay theo pháp luật tố tụng dân sự?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 97 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì trong các trường hợp do Bộ luật này quy định, Tòa án có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập tài liệu, chứng cứ:
+ Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng;
+ Đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng;
+ Trưng cầu giám định;
+ Định giá tài sản;
+ Xem xét, thẩm định tại chỗ;
+ Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ;
+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự;
+ Xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú;
+ Các biện pháp khác theo quy định của Bộ luật này.
Trưng cầu giám định, yêu cầu giám định trong tố tụng dân sự thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 102 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 Trưng cầu giám định, yêu cầu giám định thực hiện như sau:
- Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định hoặc tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị Tòa án trưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của đương sự. Quyền tự yêu cầu giám định được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.
- Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định. Trong quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng cần giám định, vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận của người giám định.
- Trường hợp xét thấy kết luận giám định chưa đầy đủ, rõ ràng hoặc có vi phạm pháp luật thì theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án yêu cầu người giám định giải thích kết luận giám định, triệu tập người giám định đến phiên tòa, phiên họp để trực tiếp trình bày về các nội dung cần thiết.
- Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định bổ sung trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh vấn đề mới liên quan đến tình tiết của vụ việc đã được kết luận giám định trước đó.
- Việc giám định lại được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu không chính xác, có vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp đặc biệt theo quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của Luật giám định tư pháp.
Phạm Phương Khánh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thu thập chứng cứ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?