Trình tự lập hồ sơ giải quyết tố cáo từ ngày 15/8/2024 như thế nào? Thời gian nộp lưu hồ sơ tố cáo ra sao?
Trình tự lập hồ sơ giải quyết tố cáo từ ngày 15/8/2024 như thế nào?
Căn cứ tại Điều 14 Thông tư 06/2024/TT-TTCP quy định về trình tự lập hồ sơ giải quyết tố cáo như sau:
- Bước 1: Mở hồ sơ
+ Hồ sơ được mở từ ngày người có thẩm quyền ban hành quyết định thụ lý tố cáo;
+ Căn cứ vào quyết định thụ lý tố cáo, người được giao lập hồ sơ mở và cập nhật thông tin ban đầu về hồ sơ.
- Bước 2: Thu thập, cập nhật văn bản, tài liệu vào hồ sơ
+ Người được giao lập hồ sơ có trách nhiệm thu thập, cập nhật văn bản, tài liệu trong quá trình giải quyết tố cáo vào hồ sơ đã mở, bảo đảm sự chính xác, toàn vẹn, hệ thống và đầy đủ của hồ sơ;
+ Văn bản trong hồ sơ phải được sắp xếp theo nhóm quy định tại Điều 15 của Thông tư 06/2024/TT-TTCP.
- Bước 3: Kết thúc hồ sơ
+ Hồ sơ được kết thúc vào ngày cuối cùng kết thúc việc công khai kết luận nội dung tố cáo, người có thẩm quyền thông báo kết quả giải quyết tố cáo cho người tố cáo, công khai quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo (nếu có);
+ Người được giao lập hồ sơ có trách nhiệm rà soát lại toàn bộ văn bản, tài liệu có trong hồ sơ; loại bản trùng, bản nháp ra khỏi hồ sơ; chỉnh sửa tiêu đề, số và ký hiệu hồ sơ cho phù hợp; hoàn thiện, kết thúc hồ sơ.
Trình tự lập hồ sơ giải quyết tố cáo từ ngày 15/8/2024 như thế nào? Thời gian nộp lưu hồ sơ tố cáo ra sao? (Hình ảnh Internet)
Thời gian nộp lưu hồ sơ tố cáo ra sao?
Căn cứ tại khoản 1, khoản 2 Điều 17 Thông tư 06/2024/TT-TTCP quy định về thời gian nộp lưu hồ sơ như sau:
Nộp lưu hồ sơ
1. Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày kết thúc hồ sơ thanh tra, hồ sơ giải quyết khiếu nại, hồ sơ giải quyết tố cáo, Trưởng đoàn thanh tra, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị chủ trì xác minh hoặc Trưởng đoàn xác minh, Tổ trưởng Tổ xác minh, người được giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại, tố cáo phải sắp xếp, thống kê theo mục lục hồ sơ và chuyển cho cơ quan tiến hành thanh tra, đơn vị tham mưu giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo.
2. Chậm nhất 12 tháng kể từ ngày kết thúc hồ sơ thanh tra, hồ sơ giải quyết khiếu nại, hồ sơ giải quyết tố cáo, cơ quan tiến hành thanh tra, đơn vị tham mưu giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo phải nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ cơ quan.
Như vậy, chậm nhất 15 ngày kể từ ngày kết thúc hồ sơ giải quyết tố cáo, Trưởng đoàn thanh tra, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị chủ trì xác minh hoặc Trưởng đoàn xác minh, Tổ trưởng Tổ xác minh, người được giao nhiệm vụ xác minh nội dung tố cáo phải sắp xếp, thống kê theo mục lục hồ sơ và chuyển cho cơ quan tiến hành thanh tra, đơn vị tham mưu, giải quyết tố cáo.
Chậm nhất 12 tháng kể từ ngày kết thúc hồ sơ giải quyết tố cáo, cơ quan tiến hành thanh tra, đơn vị tham mưu giải quyết tố cáo phải nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ cơ quan.
Lưu ý: Lưu trữ cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và lập biên bản giao nhận hồ sơ. Mục lục hồ sơ và biên bản giao nhận hồ sơ được lập thành 03 bản; bên giao, nhận hồ sơ mỗi bên giữ 01 bản và 01 bản gửi người giải quyết tố cáo.
Việc lập, quản lý hồ sơ giải quyết tố cáo cần đáp ứng yêu cầu ra sao?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 06/2024/TT-TTCP quy định yêu cầu của việc lập, quản lý hồ sơ, cụ thể như sau:
Yêu cầu của việc lập, quản lý hồ sơ
1. Việc lập, quản lý hồ sơ phải theo đúng chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân và phù hợp với quy định của pháp luật về lưu trữ, thanh tra, khiếu nại, tố cáo.
2. Các văn bản, tài liệu trong hồ sơ phải đầy đủ, hoàn chỉnh, có giá trị pháp lý, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và phản ánh đúng trình tự, diễn biến của sự việc, trình tự thanh tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo.
3. Văn bản, tài liệu trong hồ sơ phải là bản chính hoặc bản sao theo quy định của pháp luật.
4. Việc lập, quản lý, khai thác hồ sơ thanh tra, hồ sơ giải quyết khiếu nại, hồ sơ giải quyết tố cáo có chứa nội dung bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Như vậy, yêu cầu của việc lập, quản lý hồ sơ giải quyết tố cáo cụ thể như sau:
- Việc lập, quản lý hồ sơ phải theo đúng chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân và phù hợp với quy định của pháp luật về lưu trữ, thanh tra, khiếu nại, tố cáo.
- Các văn bản, tài liệu trong hồ sơ phải đầy đủ, hoàn chỉnh, có giá trị pháp lý, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và phản ánh đúng trình tự, diễn biến của sự việc, trình tự thanh tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo.
- Văn bản, tài liệu trong hồ sơ phải là bản chính hoặc bản sao theo quy định của pháp luật.
- Việc lập, quản lý, khai thác hồ sơ thanh tra, hồ sơ giải quyết khiếu nại, hồ sơ giải quyết tố cáo có chứa nội dung bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Lưu ý: Thông tư 06/2024/TT-TTCP có hiệu lực từ 15/8/2024.
Nguyễn Đỗ Bảo Trung
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giải quyết tố cáo có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi dụng hoạt động phòng chống bạo lực gia đình để thực hiện hành vi trái pháp luật sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Cách tính tuổi đảng viên khi không còn giữ quyết định kết nạp Đảng? Bao nhiêu tuổi đảng thì được xét tặng Huy hiệu Đảng?
- Mẫu hợp đồng thỏa thuận cung cấp dịch vụ công tác xã hội mới nhất là mẫu nào? Quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội?
- Hướng dẫn 4705 về việc tuyển dụng và gọi công dân nhập ngũ năm 2025 thế nào? Hướng dẫn tuyển chọn và gọi công dân nữ nhập ngũ năm 2025?
- Mẫu Biên bản làm việc với Đảng viên xin ra khỏi Đảng? Đảng viên xin ra khỏi Đảng có được kết nạp lại?