Trong thời gian tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thì người được tạm đình chỉ có được đi khỏi nơi cư trú không?
- Có được đi khỏi nơi cư trú trong thời gian tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù không?
- Người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù phải trở về chấp hành án sau thời gian bao lâu kể từ khi hết thời hạn tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù?
- Xử lý thế nào nếu như người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù lại phạm tội trong thời gian được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù?
Có được đi khỏi nơi cư trú trong thời gian tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù không?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 37 Luật Thi hành án Hình sự 2019 quy định như sau:
Thi hành quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù
...
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người được tạm đình chỉ về cư trú có trách nhiệm lập hồ sơ thi hành quyết định tạm đình chỉ.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận bàn giao người được tạm đình chỉ hoặc biên bản giao người được tạm đình chỉ, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được tạm đình chỉ về cư trú, đơn vị quân đội được giao quản lý người được tạm đình chỉ có trách nhiệm lập hồ sơ quản lý người được tạm đình chỉ.
Trong thời gian tạm đình chỉ, người được tạm đình chỉ không được đi khỏi nơi cư trú nếu không được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó về cư trú, đơn vị quân đội được giao quản lý; báo cáo về tình hình chấp hành pháp luật theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó về cư trú, đơn vị quân đội được giao quản lý; phải tự giác trình báo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu khi hết thời hạn tạm đình chỉ hoặc khi sức khỏe hồi phục để tiếp tục chấp hành án.
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó về cư trú, đơn vị quân đội được giao quản lý người được tạm đình chỉ có trách nhiệm theo dõi, giám sát người được tạm đình chỉ, xem xét, giải quyết cho người đó được đi khỏi nơi cư trú, nơi làm việc; triệu tập người được tạm đình chỉ để yêu cầu báo cáo việc chấp hành pháp luật trong thời gian tạm đình chỉ; hằng tháng phải báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu về việc quản lý người được tạm đình chỉ.
Theo như quy định trên thì trong thời gian tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù sẽ không được đi khỏi nơi cư trú nếu như không nhận được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó về cư trú, đơn vị quân đội được giao quản lý.
Như vậy, nếu như nhận được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được tạm đình chỉ thi hành án phạt tù về cư trú hoặc sự đồng ý của đơn vị quân đội được giao quản lý người được tạm đình chỉ thì người này có thể đi khỏi nơi cư trú.
Trong thời gian tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thì người được tạm đình chỉ có được đi khỏi nơi cư trú không?
Người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù phải trở về chấp hành án sau thời gian bao lâu kể từ khi hết thời hạn tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù?
Căn cứ vào khoản 5 Điều 37 Luật Thi hành án Hình sự 2019 quy định như sau:
Thi hành quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù
...
5. Việc tiếp tục thi hành án đối với người được tạm đình chỉ thực hiện như sau:
a) Chậm nhất 07 ngày trước khi hết thời hạn tạm đình chỉ, Chánh án Tòa án đã quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù phải thông báo bằng văn bản và gửi ngay thông báo đó cho cá nhân, cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này. Sau thời hạn 07 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù mà người được tạm đình chỉ không có mặt tại cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để chấp hành án thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu ra quyết định áp giải thi hành án, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan;
b) Đối với người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù vì lý do bị bệnh nặng, nếu xét thấy có dấu hiệu phục hồi sức khỏe mà vẫn lấy lý do về sức khỏe để trốn tránh việc chấp hành án hoặc người được tạm đình chỉ chấp hành án có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người được tạm đình chỉ cư trú, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi đơn vị được giao quản lý người đó có trách nhiệm trưng cầu giám định y khoa tại bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện cấp quân khu trở lên hoặc trưng cầu giám định pháp y tâm thần tại tổ chức giám định pháp y tâm thần có thẩm quyền.
Trường hợp kết quả giám định xác định người được tạm đình chỉ chấp hành án đã phục hồi sức khỏe thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thực hiện việc đưa người đó đến nơi chấp hành án và thông báo cho Tòa án đã ra quyết định tạm đình chỉ.
Trường hợp kết quả giám định xác định người đó mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu đề nghị Tòa án đã ra quyết định thi hành án để ra quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ và áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh.
Chi phí giám định do cơ quan trưng cầu giám định chi trả.
Theo đó, trong vòng 7 ngày kể từ ngày hết hạn tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thì người được tạm đình chỉ phải có mặt tại cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện để tiếp tục chấp hành án.
Nếu sau 7 ngày kể từ ngày hết hạn tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù mà người được tạm đình chỉ không có mặt để chấp hành án thì thủ trưởng cơ quan thi hành án ra quyết định áp giải thi hành án, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.
Xử lý thế nào nếu như người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù lại phạm tội trong thời gian được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù?
Căn cứ vào khoản 6 Điều 37 Luật Thi hành án Hình sự 2019 quy định như sau:
Thi hành quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù
...
6. Trong thời gian được tạm đình chỉ, người được tạm đình chỉ lại thực hiện hành vi phạm tội mới, bỏ trốn hoặc vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được tạm đình chỉ cư trú, đơn vị quân đội được giao quản lý người tạm đình chỉ báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để thông báo cho Tòa án đã ra quyết định tạm đình chỉ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, Tòa án đã ra quyết định tạm đình chỉ phải xem xét ra quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ và gửi quyết định đó cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu, Viện kiểm sát cùng cấp.
Trường hợp người được tạm đình chỉ bỏ trốn, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu ra quyết định truy nã và tổ chức truy bắt.
Như vậy, nếu như trong thời gian được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù mà người được tạm đình chỉ vi phạm tội mới thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc đơn vị quân đội được giao quản lý người đó báo cáo cho cơ quan thi hành án.
Cơ quan thi hành án sẽ thông báo với Tòa án đã ra quyết định tạm đình chỉ án phạt tù để xem xét ra quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù.
Trịnh Ngọc Diệp
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chấp hành án phạt tù có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?
- Người có Chứng chỉ hành nghề dược có được cho người khác thuê Chứng chỉ hành nghề dược của mình không?