Trường hợp cất, giữ hộ người khác tiền, vàng và trang sức do người đó phạm tội trộm cắp mà có thì có bị xem là đồng phạm hay không?
Những trường hợp nào được xem là đồng phạm?
Theo Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:
“Điều 17. Đồng phạm
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.”
Theo đó, trường hợp có hai người cố ý trở lên cùng thực hiện một hành vi phạm tội thì được xem là đồng phạm. Tùy vào nhiệm vụ, hành vi của mỗi người để xác định vai trò của người đó là người thực hành, người tổ chức, người xúi giục hoặc người giúp sức để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trường hợp cất, giữ hộ người khác tiền, vàng và trang sức do người đó phạm tội trộm cắp mà có thì có bị xem là đồng phạm hay không?
Giữ tài sản do người khác trộm cắp mà có thì có được xem là đồng phạm không?
-Trường hợp người giữ tài sản và người thực hiện hành vi trộm cắp đã có kế hoạch với nhau từ trước như phân chia công việc, cất giấu tài sản, phân chia tài sản,… thì sẽ được xem là đồng phạm với hình thức phạm tội có tổ chức và vị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 2 Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau:
"Điều 1. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13
...
34. Sửa đổi, bổ sung các khoản ... 2 ... Điều 173 như sau:
...
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
…"
- Trường hợp người giữ tài sản không biết về hành vi của người phạm tội, không thỏa thuận, lên kế hoạch từ trước với người phạm tội. Không biết hành vi của mình là giúp sức cho người phạm tội thì không được xem là đồng phạm và sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự."
Do đó, cần phải căn cứ vào việc người cất giữ tài sản có biết về hành vi phạm tội, có thỏa thuận, hứa hẹn, lên kế hoạch,… cùng người phạm tội hay không để xác định đồng phạm và truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp này.
Trường hợp đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản thì sẽ bị xử lý như thế nào?
- Căn cứ vào khoản 2 Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau:
“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13
...
34. Sửa đổi, bổ sung các khoản ... 2 ... Điều 173 như sau:
...
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
…”
Theo đó, đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản sẽ được chịu hình phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Tuy nhiên, cần căn cứ thêm các yêu tố khác để xác định hình phạt đối với đồng phạm.
- Căn cứ khoản 2 Điều 54 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:
“Điều 54. Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng
…
2. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.
…”
Theo đó, nếu người đồng phạm là người giúp sức, vai trò không đáng kể và phạm tội lần đầu thì Tòa án có thể quyết định khung hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng.
- Căn cứ Điều 58 Bộ luật hình sự 2015 quy định:
“Điều 58. Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm
Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.
Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.”
Theo đó, Tòa án sẽ xét đến tính chất của đồng phạm, mức độ tham gia phạm tội của từng người, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự để quyết định hình phạt đối với đồng phạm.
Lê Nhựt Hào
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đồng phạm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?
- Khai quyết toán thuế là gì? Thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là bao lâu?
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?