Trường phổ thông dân tộc nội trú được thành lập nhằm mục đích gì? Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú bao gồm những trường nào?
Trường phổ thông dân tộc nội trú được thành lập nhằm mục đích gì?
Căn cứ Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Thông tư 04/2023/TT-BGDĐT có quy định:
Trường phổ thông dân tộc nội trú và học sinh dân tộc nội trú
1. Trường PTDTNT được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm mục tiêu tạo nguồn đào tạo nhân lực có chất lượng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Học sinh dân tộc nội trú: Học sinh thuộc đối tượng quy định tại Điều 9 của Quy chế này được tuyển vào học ở trường PTDTNT.
Theo đó, trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm mục tiêu tạo nguồn đào tạo nhân lực có chất lượng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Trường phổ thông dân tộc nội trú được thành lập nhằm mục đích gì? Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú bao gồm những trường nào? (Hình từ Internet)
Trường phổ thông dân tộc nội trú được thành lập để thực hiện những nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Thông tư 04/2023/TT-BGDĐT có quy định:
Trường phổ thông dân tộc nội trú thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều lệ trường, trung học và các nhiệm vụ sau:
- Chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý học sinh dân tộc nội trú; đảm bảo các điều kiện để học sinh dân tộc nội trú được học tập, ăn, ở và sinh hoạt an toàn tại trường.
- Tổ chức các hoạt động giáo dục đặc thù phù hợp với học sinh dân tộc nội trú.
- Giáo dục học sinh về chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam; ý thức tham gia phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề truyền thống phù hợp với năng lực, phẩm chất của học sinh, điều kiện và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Theo dõi, thống kê số lượng học sinh, đánh giá hiệu quả giáo dục hằng năm và theo từng giai đoạn để xây dựng các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của trường PTDTNT.
Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú bao gồm những trường nào?
Căn cứ Điều 4 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Thông tư 04/2023/TT-BGDĐT có quy định:
Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú
1. Trường PTDTNT trung học cơ sở.
2. Trường PTDTNT trung học phổ thông.
3. Trường PTDTNT trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Theo đó, hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú bao gồm:
- Trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở.
- Trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông.
- Trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Trường phổ thông dân tộc nội trú do các chủ thể nào quản lý?
Căn cứ Điều 6 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Thông tư 04/2023/TT-BGDĐT có quy định:
Phân cấp quản lý
1. Trường PTDTNT trung học cơ sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý.
2. Trường PTDTNT có cấp học cao nhất là cấp trung học phổ thông do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý. Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng nội dung phối hợp quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục liên quan đến trường PTDTNT trung học cơ sở và trung học phổ thông.
3. Trường Hữu Nghị 80, Trường Hữu Nghị T78 và Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc do bộ, ngành trung ương quản lý; chịu sự phối hợp quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo nơi trường đặt trụ sở về thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp.
Theo đó, việc quản lý trường phổ thông dân tộc nội trú được phân cấp như sau:
- Trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý.
- Trường phổ thông dân tộc nội trú có cấp học cao nhất là cấp trung học phổ thông do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý. Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng nội dung phối hợp quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục liên quan đến trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở và trung học phổ thông.
- Trường Hữu Nghị 80, Trường Hữu Nghị T78 và Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc do bộ, ngành trung ương quản lý; chịu sự phối hợp quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo nơi trường đặt trụ sở về thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp.
Thông tư 04/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực từ 10/04/2023
Trần Thị Nguyệt Mai
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trường phổ thông dân tộc nội trú có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?