Từ ngày 20/5/2022, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 50% vốn điều lệ trở sẽ được hưởng nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc ngân sách nhà nước?
- Có những loại hình vốn viện trợ thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước nào?
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 50% vốn điều lệ trở lên có thuộc đối tượng hưởng nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc ngân sách nhà nước hay không?
- Nguyên tắc quản lý tài chính với các khoản viện trợ là như thế nào?
Có những loại hình vốn viện trợ thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước nào?
Theo Điều 1 Thông tư 23/2022/TT-BTC thì viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn ngân sách nhà nước bao gồm:
- Viện trợ hỗ trợ ngân sách: áp dụng cho ngân sách trung ương hoặc cho ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là ngân sách cấp tỉnh).
- Viện trợ độc lập hoặc viện trợ kèm theo khoản vay: áp dụng cho chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương (bao gồm cả nhiệm vụ chi bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách cấp tỉnh), hoặc viện trợ trực tiếp cho chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp tỉnh.
- Viện trợ phi dự án: để hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương, bao gồm cả chi bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp tỉnh, hoặc trực tiếp hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ chi của ngân sách cấp tỉnh.
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 50% vốn điều lệ trở lên có thuộc đối tượng hưởng nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc ngân sách nhà nước hay không?
Theo khoản 3 Điều 12 Thông tư 23/2022/TT-BTC quy định về viện trợ bằng tiền cho chương trình, dự án, phi dự án do chủ chương trình, dự án bên Việt Nam thực hiện như sau:
"Điều 12. Viện trợ bằng tiền cho chương trình, dự án, phi dự án do chủ chương trình, dự án bên Việt Nam thực hiện
...
3. Trường hợp chủ chương trình, dự án là các doanh nghiệp nhà nước, việc hạch toán được thực hiện như sau:
a) Đối với các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, trường hợp đủ điều kiện được tiếp nhận vốn viện trợ theo quy định tại Luật Ngân sách Nhà nước và Luật số 69/2014/QH13 của Quốc hội về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định pháp luật liên quan, căn cứ quyết định của cấp có thẩm quyền cho phép tăng vốn điều lệ tại doanh nghiệp, vốn viện trợ sử dụng được hạch toán thu ngân sách nhà nước và hạch toán chi ngân sách nhà nước để tăng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ từ trên 50% đến dưới 100% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trường hợp đủ điều kiện được tiếp nhận vốn viện trợ và được cấp có thẩm quyền phê duyệt tiếp nhận theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật doanh nghiệp, điều lệ doanh nghiệp và quy định của pháp luật có liên quan, vốn viện trợ sử dụng được hạch toán thu ngân sách nhà nước và hạch toán chi ngân sách nhà nước để tăng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
b) Đối với một số khoản chi khác đủ điều kiện thực hiện theo quy định, hạch toán thu ngân sách nhà nước và hạch toán chi ngân sách nhà nước theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước."
Vậy doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở lên vẫn có thể được hưởng nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc ngân sách nhà nước.
Đối tượng hưởng nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài
Nguyên tắc quản lý tài chính với các khoản viện trợ là như thế nào?
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 23/2022/TT-BTC thì nguyên tắc quản lý tài chính với các khoản viện trợ là:
"Điều 3. Nguyên tắc quản lý tài chính đối với khoản viện trợ
1. Mọi khoản viện trợ đều phải được phân loại, quản lý, theo dõi và hạch toán theo từng phương thức tài trợ (chương trình, dự án hoặc phi dự án); tính chất khoản chi ngân sách nhà nước (chi thường xuyên, chi đầu tư, phát triển hoặc chi khác của NSNN), phương thức tổ chức thực hiện (bên tài trợ nước ngoài trực tiếp, hoặc ủy thác một tổ chức khác thực hiện hoặc chủ chương trình, chủ dự án bên Việt Nam thực hiện).
2. Vốn viện trợ không hoàn lại thuộc nguồn thu NSNN được dự toán, hạch toán đầy đủ, kịp thời; quyết toán theo quy định về quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước và quyết toán chi của chương trình, dự án, khoản viện trợ.
3. Cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm lập dự toán thu, chi NSNN sát khả năng thực hiện trong năm để tiếp nhận, thực hiện, hạch toán, quyết toán thu chi NSNN đối với khoản viện trợ theo quy định tại Thông tư này; kịp thời đề xuất bố trí dự toán bổ sung trong trường hợp phát sinh nhu cầu thu, chi viện trợ đột xuất; chỉ tiếp nhận vốn viện trợ khi có nhu cầu, khả năng sử dụng.
4. Việc xử lý dự toán thu, chi các khoản viện trợ cuối năm được thực hiện theo quy định về pháp luật quản lý NSNN.
5. Mọi khoản viện trợ bằng tiền do chủ chương trình, dự án phía Việt Nam trực tiếp quản lý, thực hiện:
a) Được chuyển vào một tài khoản riêng mở tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại ngay khi tiếp nhận; được theo dõi, hạch toán, quyết toán riêng theo từng khoản viện trợ cụ thể.
b) Không chuyển vốn viện trợ cho chương trình, dự án cụ thể vào tài khoản cá nhân, thuê, mượn hoặc tài khoản chung của cơ quan, đơn vị khi tiếp nhận. Không mở tài khoản tại nước ngoài để tiếp nhận vốn viện trợ, trừ trường hợp có yêu cầu theo quy định pháp luật của bên tài trợ và được quy định tại Thỏa thuận viện trợ/Hiệp định viện trợ.
6. Các khoản viện trợ bằng tiền do chủ chương trình, dự án bên Việt Nam thực hiện phải kiểm soát chi theo quy định pháp luật về kiểm soát chi NSNN.
7. Việc hạch toán vào ngân sách nhà nước được thực hiện trên cơ sở đề xuất của chủ chương trình, dự án, phi dự án; dự toán được cấp có thẩm quyền giao và hồ sơ thanh toán theo quy định.
8. Đối với các khoản viện trợ do bên tài trợ cung cấp theo hình thức hàng hóa, hiện vật, công trình bao gồm khoản viện trợ theo hình thức chìa khóa trao tay, cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm toàn diện trong việc quản lý, theo dõi, phân bổ, phối hợp với nhà tài trợ để xác định giá trị khoản hiện vật được viện trợ cho bên Việt Nam và thực hiện việc hạch toán thu, chi NSNN, quyết toán theo quy định."
Thông tư 23/2022/TT-BTC chính thức có hiệu lực từ ngày 20/5/2022.
Nguyễn Thành Đạt
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Viện trợ không hoàn lại có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?
- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt khi kinh doanh gôn là bao nhiêu? Xác định số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp khi kinh doanh gôn?
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?
- Hóa đơn bán hàng là gì? Trường hợp nào được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng?
- Giáo dục mầm non là gì? Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm yêu cầu gì theo quy định pháp luật?