Vi phạm những điều đảng viên không được làm sẽ bị xử lý như thế nào? Những hình thức kỷ luật Đảng hiện nay?
Vi phạm những điều đảng viên không được làm sẽ bị xử lý như thế nào?
Theo Chương I Quy định 37-QĐ/TW năm 2021 do Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành quy định 19 điều mà Đảng viên không được làm, bao gồm:
(1) Nói, viết, làm trái hoặc không thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định, quy chế, quyết định của Đảng; làm những việc mà pháp luật không cho phép.
(2) Tự ứng cử, nhận đề cử và đề cử các chức danh của tổ chức khi chưa được tổ chức đảng có thẩm quyền cho phép.
(3) Phũ nhân, xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; không nêu gương; chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, vụ lợi; "tư duy nhiệm kỳ", dân chủ hình thức, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, xa rời quần chúng
(4) Cung cấp, để lộ, làm mất hoặc viết bài, đăng những thông tin, tài liệu bí mật của Đảng và Nhà nước hoặc tàng trữ, tuyên truyền dưới mọi hình thức để truyền bá những thông tin, quan điểm trái với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
(5) Viết bài hoặc cung cấp tài liệu cho người khác sai sự thật. Sáng tác, sản xuất, tàng trữ, tán phát các tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật không lành mạnh, trái thuần phong mỹ tục Việt Nam.
(6) Tố cáo có nội dung mang tính bịa đặt; cùng người khác viết, ký tên trong đơn tố cáo; viết đơn tố cáo giấu tên, mạo tên. Đe dọa, trù dập, trả thù người khiếu nại, tố cáo; không thực hiện bảo vệ người tố cáo, phê bình, góp ý.
(7) Tổ chức, tham gia các tổ chức, hội trái quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; biểu tình, tụ tập đông người gây mất trật tự, an ninh.
(8) Tổ chức, xúi giục, tham gia các hoạt động bè phái, cục bộ gây mất đoàn kết nội bộ. Lợi dụng việc phản ánh, góp ý Đảng để đả kích, vu cáo, xúc phạm tùy tiện.
(9) Báo cáo, lập hồ sơ, kê khai lý lịch, kê khai tài sản, thu nhập không trung thực. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả; nhập quốc tịch, chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài trái quy định.
(10) Ban hành văn bản có nội dung trái quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Thực hiện không đúng quy định trong quản lý gây thiệt hại tài sản của Đảng, Nhà nước.
(11) Vi phạm đạo đức công vụ, bao che, báo cáo sai sự thật; thiếu trách nhiệm xảy ra tình trạng mất đoàn kết, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và các vi phạm khác.
- Không báo cáo, không xử lý các hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
- Can thiệp, tác động hoặc để gia đình và người khác lợi dụng chức vụ, vị trí công tác của mình để trục lợi.
- Lợi dụng chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung để thực hiện hoặc bao che hành vi vụ lợi, tham nhũng, tiêu cực.
(12) Có hành vi chạy chức, chạy quyền, bao che, tiếp tay, can thiệp, tác động dưới mọi hình thức hoặc người khác được thực hiện chế độ, chính sách cán bộ trái quy định.
(13) Can thiệp, tác động vào hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, xét đặc xá, giải quyết khiếu nại, tố cáo để bao che, tiếp tay cho các hành vi vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
(14) Tham ô, đưa, nhận, môi giới hối lộ hoặc lợi dụng vị trí công tác để môi giới, hối lộ dưới mọi hình thức; tham gia hoạt động rửa tiền, đi vay, cho vay trái quy định của pháp luật.
(15) Tặng, nhận quà dưới mọi hình thức để tác động đến tổ chức, người có trách nhiệm dẫn đến việc quyết định sai, có lợi riêng cho bản thân.
(16) Không thực hành tiết kiệm, để xảy ra thất thoát, lãng phí trong việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công; mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công trái quy định.
(17) Can thiệp, tác động để gia đình, bản thân và người khác đi du lịch, học tập, chữa bệnh bằng nguồn tài trợ công thuộc mình quản lý.
(18) Tổ chức, tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức; sử dụng các chất ma túy; sử dụng rượu, bia không đúng quy định hoặc đến mức bê tha và các tệ nạn xã hội khác
Tổ chức việc cưới, việc tang và các sự kiện khác của cá nhân, gia đình xa hoa, lãng phí hoặc nhằm mục đích vụ lợi
Thờ ơ, vô cảm với các hành vi sai trái trong xã hội; có hành vi bạo lực trong gia đình; vi phạm chính sách dân số; sống chung với người khác như vợ chồng; vi phạm quy định về kết hôn với người nước ngoài
(19) Mê tín, hoạt động mê tín; ủng hộ hoặc tham gia các tôn giáo bất hợp pháp hoặc lợi dụng các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng để trục lợi.
Theo đó, tại Quy định 37-QĐ/TW năm 2021 đã nêu rõ Đảng viên vi phạm những điều đảng viên không được làm phải được xử lý nghiêm minh, chính xác, kịp thời theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Xem thêm:
>>> Hệ số lương chủ tịch nước 2024
>>> Lương chủ tịch nước trước và sau khi cải cách tiền lương từ ngày 01/07/2024 khác nhau như thế nào?
Vi phạm những điều đảng viên không được làm sẽ bị xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Những hình thức kỷ luật Đảng hiện nay?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Quy định 22-QĐ/TW năm 2021 thì hiện nay có những hình thức kỷ luật Đảng sau:
Đối với tổ chức đảng: Khiển trách, cảnh cáo, giải tán.
Đối với đảng viên chính thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ.
Đối với đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo.
>>> Xem thêm: Tổng hợp biểu mẫu về kỷ luật Tổ chức Đảng, Đảng viên vi phạm tải về
Trình tự xem xét, quyết định kỷ luật đảng viên thực hiện ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Quy định 22-QĐ/TW năm 2021 trình tự xem xét, quyết định kỷ luật đảng viên như sau:
Bước 1. Đảng viên vi phạm kỷ luật phải kiểm điểm trước chi bộ, tự nhận hình thức kỷ luật; nếu từ chối kiểm điểm hoặc bị tạm giam, tổ chức đảng vẫn tiến hành xem xét kỷ luật. Trường hợp cần thiết, cấp ủy và ủy ban kiểm tra cấp có thẩm quyền trực tiếp xem xét kỷ luật.
Bước 2. Cấp ủy hướng dẫn đảng viên vi phạm kỷ luật chuẩn bị bản tự kiểm điểm. Hội nghị chi bộ thảo luận, góp ý và kết luận rõ nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ và biểu quyết (đề nghị hoặc quyết định) kỷ luật. Đại diện cấp ủy tham dự hội nghị chi bộ xem xét kỷ luật đảng viên là cấp ủy viên hoặc cán bộ thuộc diện cấp ủy quản lý.
Bước 3. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau thì cấp ủy và ủy ban kiểm tra có thẩm quyền trực tiếp xem xét, quyết định kỷ luật, không cần yêu cầu đảng viên đó phải kiểm điểm trước chi bộ: Vi phạm khi thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao; nội dung vi phạm liên quan đến bí mật của Đảng và Nhà nước mà chi bộ không biết; vi phạm trước khi chuyển đến sinh hoạt ở chi bộ.
Bước 4. Đảng viên sinh hoạt đảng tạm thời, nếu vi phạm kỷ luật thì cấp ủy nơi đảng viên sinh hoạt tạm thời có trách nhiệm xem xét, xử lý kỷ luật tới mức cảnh cáo. Sau khi xử lý kỷ luật phải thông báo bằng văn bản cho cấp ủy nơi đảng viên sinh hoạt chính thức biết.
Bước 5. Tổ chức đảng cấp trên có thẩm quyền khi phát hiện cấp ủy viên các cấp, đảng viên thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý có vi phạm phải chỉ đạo tổ chức đảng cấp dưới, trước hết là chi bộ xem xét, xử lý kỷ luật theo thẩm quyền. Trường hợp tổ chức đảng cấp dưới không xem xét, xử lý hoặc xử lý không đúng mức thì tổ chức đảng có thẩm quyền cấp trên xem xét, xử lý kỷ luật; đồng thời xem xét trách nhiệm của tổ chức đảng cấp dưới và người đứng đầu tổ chức đảng đó.
Phạm Phương Khánh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kỷ luật đảng viên có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?