Việc lập, quản lý và sử dụng sổ trong hoạt động công chứng phải tuân theo những quy định nào?
Việc lập, quản lý và sử dụng sổ trong hoạt động công chứng phải tuân theo quy định gì?
Căn cứ tại Điều 26 Thông tư 01/2021/TT-BTP quy định về lập, quản lý và sử dụng sổ trong hoạt động công chứng như sau:
- Tổ chức hành nghề công chứng phải lập, bảo quản và lưu trữ các loại sổ sau đây:
+ Sổ công chứng hợp đồng, giao dịch, sổ công chứng bản dịch theo quy định tại Điều 25 Thông tư 01/2021/TT-BTP.
+ Sổ theo dõi việc sử dụng lao động (Mẫu TP-CC-29). Sổ theo dõi sử dụng lao động phải ghi ngày mở sổ, ngày khóa sổ và được đóng dấu giáp lai theo quy định của pháp luật;
+ Sổ văn thư, lưu trữ, sổ kế toán, tài chính và các loại sổ khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
- Việc lập, bảo quản, lưu trữ các loại sổ theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Thông tư 01/2021/TT-BTP được thực hiện theo quy định của pháp luật về công chứng, lưu trữ, thống kê, thuế, tài chính và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Việc lập, quản lý và sử dụng sổ trong hoạt động công chứng phải tuân theo quy định gì? Trình tự, thủ tục kiểm tra về hoạt động công chứng được tiến hành? (Hình từ Internet)
Nội dung báo cáo về tổ chức và hoạt động công chứng tại địa phương gồm những vấn đề gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 27 Thông tư 01/2021/TT-BTP quy định như sau:
Báo cáo về tổ chức và hoạt động công chứng
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tư pháp về tổ chức và hoạt động công chứng tại địa phương; nội dung báo cáo được đưa vào Báo cáo kết quả công tác tư pháp hằng năm gửi Bộ Tư pháp.
2. Nội dung báo cáo về tổ chức và hoạt động công chứng tại địa phương gồm những vấn đề cơ bản sau đây:
a) Tình hình tổ chức và hoạt động công chứng tại địa phương: Số lượng công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng; việc đăng ký hành nghề, cấp Thẻ công chứng viên; việc xóa đăng ký hành nghề, thu hồi Thẻ công chứng viên; kết quả hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng (tổng số việc công chứng, chứng thực, số phí, thù lao công chứng, phí chứng thực và các chi phí khác);
b) Việc thành lập, chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng; việc cho phép thành lập, chuyển trụ sở từ địa bàn cấp huyện này sang địa bàn cấp huyện khác; việc hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng, chấm dứt hoạt động Văn phòng công chứng (nếu có);
c) Thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức và hoạt động công chứng và đề xuất, kiến nghị (nếu có);
d) Đánh giá công tác quản lý nhà nước đối với tổ chức và hoạt động công chứng tại địa phương; đề xuất, kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước.
Như vậy theo quy định trên nội dung báo cáo về tổ chức và hoạt động công chứng tại địa phương gồm những vấn đề cơ bản sau đây:
- Tình hình tổ chức và hoạt động công chứng tại địa phương: Số lượng công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng; việc đăng ký hành nghề, cấp Thẻ công chứng viên; việc xóa đăng ký hành nghề, thu hồi Thẻ công chứng viên; kết quả hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng (tổng số việc công chứng, chứng thực, số phí, thù lao công chứng, phí chứng thực và các chi phí khác).
- Việc thành lập, chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng; việc cho phép thành lập, chuyển trụ sở từ địa bàn cấp huyện này sang địa bàn cấp huyện khác; việc hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng, chấm dứt hoạt động Văn phòng công chứng (nếu có).
- Thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức và hoạt động công chứng và đề xuất, kiến nghị (nếu có).
- Đánh giá công tác quản lý nhà nước đối với tổ chức và hoạt động công chứng tại địa phương; đề xuất, kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước.
Trình tự, thủ tục kiểm tra về tổ chức và hoạt động công chứng được tiến hành như thế nào?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 28 Thông tư 01/2021/TT-BTP quy định như sau:
- Công bố nội dung, chương trình kiểm tra khi bắt đầu tiến hành kiểm tra về tổ chức và hoạt động công chứng.
- Đối chiếu, kiểm tra, đánh giá nội dung báo cáo và các sổ sách, giấy tờ, hồ sơ, tài liệu được xuất trình theo quy định của pháp luật.
- Lập biên bản kiểm tra về tổ chức và hoạt động công chứng sau khi kết thúc kiểm tra.
- Xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong tổ chức và hoạt động công chứng (nếu có).
Phạm Thị Kim Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công chứng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công đoàn Việt Nam là tổ chức gì? Thành viên hợp danh của công ty hợp danh được kết nạp vào Công đoàn Việt Nam không?
- Mục đích của đổi mới công nghệ là gì? 04 mục tiêu của chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia là gì?
- Content về ngày 20 11 sáng tạo, thu hút? Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 thứ mấy, ngày mấy âm lịch?
- Ngày 18 tháng 11 là ngày gì? Ngày 18 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 18 tháng 11 có phải ngày nghỉ lễ, tết của người lao động không?
- Mẫu Công văn đề xuất xếp loại chất lượng chi bộ, tập thể lãnh đạo và đảng viên mới nhất là mẫu nào?