Đề xuất bổ sung quy trình công chứng trên môi trường điện tử cụ thể như thế nào? Thời hạn công chứng theo quy định hiện hành là bao lâu?
- Đề xuất bổ sung quy trình công chứng trên môi trường điện tử cụ thể như thế nào?
- Hồ sơ yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn theo quy định hiện hành gồm những giấy tờ gì?
- Thời hạn công chứng theo quy định hiện hành là bao lâu?
- Có thể được thực hiện công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp nào?
Đề xuất bổ sung quy trình công chứng trên môi trường điện tử cụ thể như thế nào?
Căn cứ tại Điều 47 Dự thảo Luật công chứng sửa đổi đề xuất bổ sung quy trình công chứng trên môi trường điện tử như sau:
Bổ sung mới quy định theo hướng một số bước trong quy trình công chứng hợp đồng, giao dịch được thực hiện trên môi trường điện tử như: gửi yêu cầu công chứng, giải thích cho người yêu cầu công chứng về quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng, soạn thảo văn bản công chứng, ký của các bên và công chứng viên, thu-nộp phí, thù lao công chứng và cung cấp thông tin liên quan đến việc công chứng.
Các nội dung khác giữ nguyên như Điều 40 Luật Công chứng 2014.
Ngoài ra tại Điều 70 Dự thảo Luật công chứng sửa đổi bổ sung thực hiện hoạt động công chứng trên môi trường điện tử (điều mới), cụ thể:
- Bổ sung quy định công nhận giá trị chứng cứ của văn bản công chứng do công chứng viên chứng nhận, ký bằng chữ ký số và được lưu giữ tại cơ sở dữ liệu công chứng tập trung.
- Bổ sung quy định cho phép tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng từ xa thông qua email, tin nhắn, website hoặc các phần mềm chuyên dụng.
- Bổ sung quy định cho phép nhiều hơn một công chứng viên chứng nhận một giao dịch để giảm thiểu việc đi lại cho người dân trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng không thể có mặt ở cùng một địa điểm.
+ Văn bản công chứng chỉ có hiệu lực sau khi đã được công chứng viên ký bằng chữ ký số, nộp đầy đủ về cơ sở dữ liệu công chứng tập trung và các bên tham gia giao kết hợp đồng, giao dịch nhận được thông báo từ cơ sở dữ liệu công chứng tập trung khẳng định thời điểm có hiệu lực của giao dịch.
- Quy định nguyên tắc để áp dụng khi điều kiện cho phép việc áp dụng quy trình công chứng trực tuyến và các quy trình nghiệp vụ công chứng khác trên nền tảng CSDL công chứng tập trung khi có đủ điều kiện.
Giao Chính phủ quy định chi tiết và xây dựng Đề án chuyển đổi số trong hoạt động công chứng.
Đề xuất bổ sung quy trình công chứng trên môi trường điện tử cụ thể như thế nào? Thời hạn công chứng theo quy định hiện hành là bao lâu? (Hình từ Internet)
Hồ sơ yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn theo quy định hiện hành gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 40 Luật Công chứng 2014 quy định hồ sơ yêu cầu công chứng được lập thành một bộ, gồm các giấy tờ sau đây:
- Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ.
- Dự thảo hợp đồng, giao dịch.
- Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng.
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó.
- Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.
Thời hạn công chứng theo quy định hiện hành là bao lâu?
Căn cứ tại Điều 43 Luật Công chứng 2014 quy định về thời hạn công chứng như sau:
- Thời hạn công chứng được xác định kể từ ngày thụ lý hồ sơ yêu cầu công chứng đến ngày trả kết quả công chứng. Thời gian xác minh, giám định nội dung liên quan đến hợp đồng, giao dịch, niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản, dịch giấy tờ, văn bản không tính vào thời hạn công chứng.
- Thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.
Có thể được thực hiện công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 44 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:
Địa điểm công chứng
1. Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
Như vậy theo quy định trên việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
Phạm Thị Kim Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công chứng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công đoàn Việt Nam là tổ chức gì? Thành viên hợp danh của công ty hợp danh được kết nạp vào Công đoàn Việt Nam không?
- Mục đích của đổi mới công nghệ là gì? 04 mục tiêu của chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia là gì?
- Content về ngày 20 11 sáng tạo, thu hút? Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 thứ mấy, ngày mấy âm lịch?
- Ngày 18 tháng 11 là ngày gì? Ngày 18 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 18 tháng 11 có phải ngày nghỉ lễ, tết của người lao động không?
- Mẫu Công văn đề xuất xếp loại chất lượng chi bộ, tập thể lãnh đạo và đảng viên mới nhất là mẫu nào?