Viên chức chuyên môn tại doanh nghiệp nhà nước được chuyển công tác vào làm công chức trong cơ quan nhà nước thì tính lương như thế nào?
- Quy định về tiếp nhận vào làm công chức?
- Tiếp nhận viên chức chuyên môn tại doanh nghiệp nhà nước làm công chức giữ chức danh lãnh đạo, quản lý thì có phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch không?
- Viên chức chuyên môn tại doanh nghiệp nhà nước được chuyển công tác vào làm công chức trong cơ quan nhà nước thì tính lương như thế nào?
Quy định về tiếp nhận vào làm công chức?
Căn cứ khoản 1 Điều 18 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định những đối tượng sau sẽ được tiếp nhận vào làm công chức:
Tiếp nhận vào làm công chức
1. Đối tượng tiếp nhận:
a) Viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Cán bộ, công chức cấp xã;
c) Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không phải là công chức;
d) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Thành viên Hội đồng thành viên, Thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và người đang giữ chức vụ, chức danh quản lý từ cấp phòng trở lên trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết;
đ) Người đã từng là cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển giữ các vị trí công tác không phải là cán bộ, công chức tại các cơ quan, tổ chức khác.
Ngoài ra, tiêu chuẩn, điều kiện tiếp nhận đối với những đối tượng đang làm việc tại doanh nghiệp nhà nước được quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 138/2020/NĐ-CP được quy định như sau:
Tiếp nhận vào làm công chức
2. Tiêu chuẩn, điều kiện tiếp nhận:
Căn cứ yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức được quyền xem xét, tiếp nhận vào làm công chức đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này nếu đáp ứng đủ điều kiện đăng ký dự tuyển công chức quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức, không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật quy định tại Điều 82 của Luật Cán bộ, công chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức và các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
...
b) Trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này chỉ thực hiện việc tiếp nhận để bổ nhiệm làm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, phải có đủ 05 năm công tác trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) phù hợp với lĩnh vực tiếp nhận và phải được quy hoạch vào chức vụ bổ nhiệm hoặc chức vụ tương đương;
Như vậy, viên chức chuyên môn đang làm việc tại doanh nghiệp nhà nước có thể được tiếp nhận vào cơ quan nhà nước để làm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý nếu thỏa mãn các điều kiện tuyển dụng nêu trên.
Viên chức chuyên môn tại doanh nghiệp nhà nước được chuyển công tác vào làm công chức trong cơ quan nhà nước thì tính lương như thế nào? (Hình từ Internet)
Tiếp nhận viên chức chuyên môn tại doanh nghiệp nhà nước làm công chức giữ chức danh lãnh đạo, quản lý thì có phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch không?
Căn cứ khoản 5 Điều 18 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Tiếp nhận vào làm công chức
...
5.Khi tiếp nhận vào làm công chức để bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo, quản lý thì không phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch nhưng phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm và quy định tại khoản 2 Điều này. Quyết định bổ nhiệm đồng thời là quyết định tiếp nhận vào làm công chức và thực hiện như sau:
a) Trường hợp cơ quan quản lý công chức đồng thời là cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc là cấp dưới của cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm thì quyết định bổ nhiệm đồng thời là quyết định tiếp nhận;
b) Trường hợp cơ quan quản lý công chức là cấp trên của cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm thì cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm phải báo cáo cơ quan quản lý công chức đồng ý về việc tiếp nhận trước khi quyết định bổ nhiệm.
Như vậy, khi tiếp nhận viên chức chuyên môn tại doanh nghiệp nhà nước làm công chức giữ chức danh lãnh đạo, quản lý thì không phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch.
Viên chức chuyên môn tại doanh nghiệp nhà nước được chuyển công tác vào làm công chức trong cơ quan nhà nước thì tính lương như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 9 Mục III Thông tư 79/2005/TT-BNV ngày 10/8/2005 quy định như sau:
Cách chuyển xếp lương
...
9- Viên chức chuyên môn, nghiệp vụ (kể cả Trưởng phòng, Phó trưởng phòng) và nhân viên thừa hành, phục vụ trong công ty Nhà nước được chuyển công tác vào làm việc trong cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
a) Căn cứ vào hệ số lương theo chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ đang hưởng tại thời điểm chuyển công tác (sau đây gọi là hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ) để chuyển xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch công chức, viên chức được bổ nhiệm (ngạch tương đương hoặc ngạch thấp hơn so với ngạch cũ đã được xếp trong công ty Nhà nước). Thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) ở ngạch công chức, viên chức mới được bổ nhiệm được tính như sau: Nếu chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở ngạch công chức, viên chức mới được bổ nhiệm so với hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ bằng hoặc lớn hơn chênh lệch giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ thì được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức; nếu nhỏ hơn chênh lệch giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ thì được tính kể từ ngày xếp hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ.
b) Trường hợp trong thời gian làm việc ở công ty Nhà nước mà xếp lương chưa đúng với quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan có thẩm quyền tại các thời điểm tương ứng, thì phải xếp lại lương cho phù hợp, sau đó mới thực hiện chuyển xếp lương vào ngạch bậc công chức, viên chức được bổ nhiệm theo hướng dẫn tại điểm a khoản 9 này.
Viên chức chuyên môn tại doanh nghiệp nhà nước được chuyển công tác vào làm công chức trong cơ quan nhà nước, thì việc xếp lương vào ngạch công chức sẽ được thực hiện theo quy định nêu trên.
Trần Thị Nguyệt Mai
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Viên chức có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công đoàn Việt Nam là tổ chức gì? Thành viên hợp danh của công ty hợp danh được kết nạp vào Công đoàn Việt Nam không?
- Mục đích của đổi mới công nghệ là gì? 04 mục tiêu của chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia là gì?
- Content về ngày 20 11 sáng tạo, thu hút? Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 thứ mấy, ngày mấy âm lịch?
- Ngày 18 tháng 11 là ngày gì? Ngày 18 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 18 tháng 11 có phải ngày nghỉ lễ, tết của người lao động không?
- Mẫu Công văn đề xuất xếp loại chất lượng chi bộ, tập thể lãnh đạo và đảng viên mới nhất là mẫu nào?