Viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội lớp 5? Yêu cầu chung cần đạt về năng lực đặc thù của học sinh theo chương trình GDPT 2018?
Viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội lớp 5?
Có thể tham khảo các mẫu viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội lớp 5 sau đây:
Mẫu viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội lớp 5 số 01:
Hiện nay, một hiện tượng xã hội đang trở nên phổ biến là việc nhiều bạn trẻ dành quá nhiều thời gian để chơi game hoặc lướt mạng xã hội. Dù những hoạt động này có thể mang lại sự giải trí, nhưng khi lạm dụng, chúng sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe và kết quả học tập. Nhiều bạn trẻ dần mất đi sự quan tâm đến việc học, không tham gia các hoạt động thể thao và giảm dần khả năng giao tiếp trực tiếp với gia đình, bạn bè. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ mà còn khiến các em thiếu đi sự kết nối với thế giới xung quanh. Vì vậy, chúng ta cần có sự cân bằng hợp lý giữa học tập, vui chơi và nghỉ ngơi để phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Các bậc phụ huynh và nhà trường cần cùng nhau tạo ra môi trường, điều kiện thuận lợi để các em tham gia vào những hoạt động lành mạnh, giúp các em tránh xa những thói quen không tốt có thể ảnh hưởng đến tương lai của mình.
Mẫu viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội lớp 5 số 02:
Một vấn đề xã hội đáng lo ngại hiện nay là tình trạng bạo lực học đường, đang ngày càng trở nên nghiêm trọng và có ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống học sinh. Bạo lực học đường không chỉ là những trận đánh nhau giữa các em học sinh mà còn có thể là những lời lẽ xúc phạm, đe dọa, hoặc hành vi bắt nạt tinh thần, khiến cho nhiều em cảm thấy bất an, sợ hãi và tự ti. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của các em mà còn làm xấu đi môi trường học tập, tạo ra một không gian không an toàn cho việc học và phát triển. Để ngừng tình trạng này, chúng ta cần tăng cường giáo dục về tình bạn, sự tôn trọng và cách giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình ngay từ trong lớp học. Đồng thời, các bậc phụ huynh và nhà trường cần hợp tác chặt chẽ để theo dõi, phát hiện và can thiệp kịp thời khi có dấu hiệu bạo lực xảy ra. Một môi trường học đường an toàn, đầy yêu thương và tôn trọng chính là nền tảng vững chắc giúp các em phát triển toàn diện cả về trí tuệ lẫn nhân cách.
Mẫu viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội lớp 5 số 03:
Một hiện tượng xã hội ngày càng phổ biến hiện nay là sự phân biệt giàu nghèo, đặc biệt là trong môi trường học đường. Dù xã hội đang phát triển và mọi người đều có cơ hội học tập, nhưng vẫn có những em học sinh phải đối mặt với sự phân biệt vì gia cảnh. Những em có hoàn cảnh khó khăn thường bị bạn bè coi thường, không được tham gia vào các hoạt động ngoại khóa hay không có đủ điều kiện để học tập đầy đủ như các bạn khác. Điều này không chỉ gây tổn thương về mặt tinh thần mà còn làm suy giảm cơ hội phát triển của các em. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần xây dựng một môi trường học tập bình đẳng, không phân biệt gia đình giàu nghèo, tạo cơ hội cho tất cả học sinh đều có thể phát huy hết khả năng của mình. Các thầy cô giáo, bạn bè và cộng đồng cần chung tay, giúp đỡ các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn để họ cảm thấy tự tin và vững bước hơn trên con đường học vấn.
Trên đây là các mẫu viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội lớp 5.
Lưu ý: Các mẫu viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội lớp 5 nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội lớp 5? Yêu cầu chung cần đạt về năng lực đặc thù của học sinh theo chương trình GDPT 2018? (Hình từ internet)
Yêu cầu chung cần đạt về năng lực đặc thù của học sinh theo chương trình GDPT 2018 thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định các yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của học sinh như sau:
Năng lực ngôn ngữ:
- Năng lực ngôn ngữ của học sinh bao gồm năng lực sử dụng tiếng Việt và năng lực sử dụng ngoại ngữ; mỗi năng lực được thể hiện qua các hoạt động: nghe, nói, đọc, viết.
- Yêu cầu cần đạt về năng lực ngôn ngữ đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình môn Ngữ văn, chương trình môn Ngoại ngữ và được thực hiện trong toàn bộ các môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó môn Ngữ văn và môn Ngoại ngữ là chủ đạo.
Năng lực tính toán:
Năng lực tính toán của học sinh được thể hiện qua các hoạt động sau đây:
- Nhận thức kiến thức toán học;
- Tư duy toán học;
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
Năng lực tính toán được hình thành, phát triển ở nhiều môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục. Biểu hiện tập trung nhất của năng lực tính toán là năng lực toán học, được hình thành và phát triển chủ yếu ở môn Toán. Yêu cầu cần đạt về năng lực toán học đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình môn Toán.
Năng lực khoa học:
Năng lực khoa học của học sinh được thể hiện qua các hoạt động sau đây:
- Nhận thức khoa học;
- Tìm hiểu tự nhiên, tìm hiểu xã hội;
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
Năng lực khoa học được hình thành, phát triển ở nhiều môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó các môn học chủ đạo là: Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí (ở cấp tiểu học); Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí (ở cấp trung học cơ sở); Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật (ở cấp trung học phổ thông).
Chương trình mỗi môn học, hoạt động giáo dục giúp học sinh tiếp tục phát triển năng lực khoa học với mức độ chuyên sâu được nâng cao dần qua các cấp học (năng lực khoa học; năng lực khoa học tự nhiên, năng lực khoa học xã hội; năng lực vật lí, năng lực hóa học, năng lực sinh học; năng lực lịch sử và địa lí, năng lực lịch sử, năng lực địa lí).
Yêu cầu cần đạt về năng lực khoa học đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí (ở cấp tiểu học); Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí (ở cấp trung học cơ sở); Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật (ở cấp trung học phổ thông).
Năng lực công nghệ:
Năng lực công nghệ của học sinh được thể hiện qua các hoạt động sau đây:
- Nhận thức công nghệ;
- Giao tiếp công nghệ;
- Sử dụng công nghệ;
- Đánh giá công nghệ;
- Thiết kế kĩ thuật.
Yêu cầu cần đạt về năng lực công nghệ đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình môn Công nghệ và được thực hiện ở chương trình của nhiều môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó môn Công nghệ là chủ đạo.
Năng lực tin học:
Năng lực tin học của học sinh được thể hiện qua các hoạt động sau đây:
- Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;
- Ứng xử phù hợp trong môi trường số;
- Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông;
- Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học;
- Hợp tác trong môi trường số.
Yêu cầu cần đạt về năng lực tin học đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình môn Tin học và được thực hiện trong toàn bộ các chương trình môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó môn Tin học là chủ đạo.
Năng lực thẩm mĩ:
Năng lực thẩm mĩ của học sinh bao gồm năng lực âm nhạc, năng lực mĩ thuật, năng lực văn học; mỗi năng lực được thể hiện qua các hoạt động sau đây:
- Nhận thức các yếu tố thẩm mĩ;
- Phân tích, đánh giá các yếu tố thẩm mĩ;
- Tái hiện, sáng tạo và ứng dụng các yếu tố thẩm mĩ.
Yêu cầu cần đạt về năng lực thẩm mĩ đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình các môn Âm nhạc, Mĩ thuật, Ngữ văn và được thực hiện trong chương trình của nhiều môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó ba môn học đã nêu là chủ đạo.
Năng lực thể chất:
Năng lực thể chất của học sinh được thể hiện qua các hoạt động sau đây:
- Chăm sóc sức khỏe;
- Vận động cơ bản;
- Hoạt động thể dục thể thao.
Yêu cầu cần đạt về năng lực thể chất đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình môn Giáo dục thể chất và được thực hiện trong chương trình của nhiều môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó môn Giáo dục thể chất là chủ đạo
Năm học 2024 2025, học sinh tất cả các cấp sẽ học theo chương trình mới đúng không?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Chương trình giáo dục phổ thông được thực hiện theo lộ trình như sau:
1. Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.
2. Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6.
3. Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.
4. Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.
5. Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.
Theo đó, năm học 2024-2025 sẽ áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 đối với tất cả học sinh các cấp.
Phạm Ngô Hồng Phúc
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chương trình giáo dục phổ thông có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được phép chuyển đổi công năng nhà ở từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội hay không?
- Việc bán lâm sản khai thác tận dụng đối với rừng trồng có giá trị lâm sản có phải hình thức thanh lý rừng trồng không?
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?
- Đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan là hạt nhân chính trị ở cơ sở đúng không? Nhiệm vụ lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng?
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?