Xử lý chứng từ nộp NSNN tại Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn lập chứng từ nộp NSNN như thế nào?
Xử lý chứng từ nộp NSNN tại Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn lập chứng từ nộp NSNN như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 20 Thông tư 19/2021/TT-BTC quy định xử lý chứng từ nộp NSNN tại Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn lập chứng từ nộp NSNN như sau:
- Trường hợp chứng từ nộp NSNN được tiếp nhận thì Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn lập chứng từ nộp NSNN thực hiện tự động tạo “số tham chiếu” của chứng từ nộp NSNN và cập nhật vào thông báo tiếp nhận chứng từ nộp NSNN gửi cho người nộp thuế.
+ “Số tham chiếu” trên chứng từ nộp NSNN là một dãy ký tự số được tự động tạo trên Hệ thống ứng dụng của đơn vị nơi người nộp thuế thực hiện việc tạo lập chứng từ nộp NSNN để luân chuyển qua các ngân hàng/tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đến KBNN.
+ “Số tham chiếu” có tính duy nhất trên phạm vi toàn quốc cho từng chứng từ nộp NSNN của người nộp thuế, bao gồm 20 ký tự, trong đó 4 ký tự đầu là mã của đơn vị nơi người nộp thuế thực hiện việc tạo lập chứng từ nộp NSNN do Tổng cục Thuế cung cấp cho đơn vị kết nối với Cổng thông tin của Tổng cục Thuế, 4 ký tự tiếp theo là năm lập chứng từ nộp NSNN, 10 ký tự tiếp theo là số tự sinh tăng dần của hệ thống các đơn vị, 2 ký tự cuối là ký hiệu hình thức lập chứng từ nộp NSNN.
+ Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế thực hiện truyền thông tin theo chứng từ nộp NSNN (bao gồm: Tài khoản trích nợ; số tiền nộp NSNN; KBNN nơi hưởng nguồn thu; Số tham chiếu) đến ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán mà người nộp thuế đã lựa chọn trích tài khoản.
+ Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế tiếp nhận thông báo về việc xử lý thông tin chứng từ nộp NSNN nộp thuế thành công/không thành công (theo mẫu số 05/TB-TĐT ban hành kèm theo Thông tư 19/2021/TT-BTC) và chứng từ nộp NSNN đã được ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán ký số (nếu có) gửi đến và gửi cho người nộp thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 19/2021/TT-BTC.
Xử lý chứng từ nộp NSNN tại Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn lập chứng từ nộp NSNN như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc tiếp nhận và xử lý thông tin thu nộp ngân sách nhà nước tại cơ quan thuế được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 22 Thông tư 19/2021/TT-BTC quy định việc tiếp nhận và xử lý thông tin thu nộp ngân sách nhà nước tại cơ quan thuế được thực hiện như sau:
- Cơ quan thuế tiếp nhận thông tin thu nộp ngân sách từ KBNN chuyển sang theo quy định tại Quy chế truyền nhận thông tin thu nộp, hoàn trả NSNN điện tử giữa cơ quan thuế và KBNN để hạch toán số thu ngân sách và số đã nộp của người nộp thuế.
- Trường hợp cơ quan thuế phát hiện thông tin thu nộp NSNN có sai sót, cơ quan thuế thực hiện:
+ Lập Giấy đề nghị điều chỉnh thu NSNN điện tử (theo mẫu số C1-07a/NS hoặc C1-07b/NS ban hành kèm theo Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ KBNN) gửi KBNN để thực hiện điều chỉnh.
+ Sau khi KBNN đã điều chỉnh theo đề nghị, cơ quan thuế Thông báo cho NNT điều chỉnh thông tin thu nộp NSNN gửi cho người nộp thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 19/2021/TT-BTC.
Việc cấp chứng từ nộp NSNN phục hồi được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 23 Thông tư 19/2021/TT-BTC quy định việc cấp chứng từ nộp NSNN phục hồi được thực hiện như sau:
Trường hợp người nộp thuế có đề nghị cấp chứng từ nộp NSNN phục hồi thì ngân hàng/tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán/KBNN nơi người nộp thuế trích tài khoản thực hiện cấp chứng từ nộp NSNN phục hồi hoặc bản sao chứng từ nộp NSNN theo quy định tại Nghị định 11/2020/NĐ-CP, cụ thể:
- Ngân hàng/tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán/KBNN nơi người nộp thuế đã thực hiện giao dịch trích tiền từ tài khoản của người nộp thuế để nộp vào NSNN có trách nhiệm cấp chứng từ nộp NSNN phục hồi cho người nộp thuế.
- Thủ tục cấp chứng từ nộp NSNN phục hồi được thực hiện theo quy định của ngân hàng/tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán/KBNN nơi người nộp thuế thực hiện giao dịch nộp tiền vào NSNN.
- Chứng từ phục hồi có giá trị pháp lý như chứng từ điện tử gốc. Đối với chứng từ phục hồi phải có đầy đủ các thông tin theo chứng từ điện tử gốc và có ngày cấp chứng từ phục hồi, chữ ký, tên cán bộ đại diện, đóng dấu của ngân hàng/tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán/KBNN cấp chứng từ nộp NSNN phục hồi theo quy định.
Phạm Thị Kim Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ngân sách nhà nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?