Xử phạt đối với hành vi tiết lộ bí mật điều tra? Người tham gia tố tụng hình sự có bắt buộc phải giữ bí mật điều tra?
Hành vi tiết lộ bí mật điều tra sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ vào Điều 10 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 quy định như sau:
Hành vi tiết lộ bí mật điều tra
1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người tham gia tố tụng tiết lộ bí mật điều tra mặc dù đã được Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên hoặc Kiểm tra viên yêu cầu phải giữ bí mật, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Người tham gia tố tụng tiết lộ bí mật điều tra làm trì hoãn, kéo dài thời gian điều tra mặc dù đã được Điều tra viên, Cán bộ điều tra, kiểm sát viên hoặc Kiểm tra viên yêu cầu phải giữ bí mật, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Luật sư thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với luật sư thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi thông tin, tài liệu, dữ liệu, vật có chứa bí mật điều tra đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này;
b) Buộc gỡ bỏ thông tin, tài liệu, dữ liệu có chứa bí mật điều tra đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này,
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Theo đó, người tham gia tố tụng tiết lộ bí mật điều tra mặc dù đã được yêu cầu giữ bí mật thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 4 triệu đến 8 triệu đồng. Trường hợp tiết lộ bí mật điều tra làm trì hoãn, kéo dài thời gian điều tra sẽ bị xử phạt hành chính từ 8 triệu đến 15 triệu đồng (trừ luật sư).
Ngoài việc bị xử phạt hành chính do tiết lộ bí mật điều tra thì cá nhân thực hiện hành vi vi phạm buộc phải thu hồi thông tin chứa bí mật điều tra; gỡ bỏ thông tin chứa bí mật điều tra và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do tiết lộ bí mật điều tra.
Xử phạt đối với hành vi tiết lộ bí mật điều tra? Người tham gia tố tụng hình sự có bắt buộc phải giữ bí mật điều tra?
Người tham gia tố tụng hình sự bắt buộc phải giữ bí mật điều tra?
Căn cứ vào Điều 177 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định như sau:
Không được tiết lộ bí mật điều tra
Trường hợp cần giữ bí mật điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải yêu cầu người tham gia tố tụng không được tiết lộ bí mật điều tra. Yêu cầu này được ghi vào biên bản.
Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, người tham gia tố tụng tiết lộ bí mật điều tra thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
Theo như quy định trên thì người tham gia tố tụng hình sự chỉ phải giữ bí mật điều tra trong trường hợp được Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên yêu cầu giữ bí mật điều tra.
Do đó, nếu như Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên không có yêu cầu giữ bí mật điều tra thì người tham gia tố tụng hình sự không bắt buộc phải giữ bí mật điều tra.
Người giám định phải có nghĩa vụ giữ bí mật điều tra khi thực hiện công tác giám định?
Căn cứ vào Điều 68 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định như sau:
Người giám định
1. Người giám định là người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực cần giám định, được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu, người tham gia tố tụng yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật.
2. Người giám định có quyền:
a) Tìm hiểu tài liệu của vụ án có liên quan đến đối tượng phải giám định;
b) Yêu cầu cơ quan trưng cầu, người tham gia tố tụng yêu cầu giám định cung cấp tài liệu cần thiết cho việc kết luận;
c) Tham dự vào việc hỏi cung, lấy lời khai và đặt câu hỏi về những vấn đề có liên quan đến đối tượng giám định;
d) Từ chối thực hiện giám định trong trường hợp thời gian không đủ để tiến hành giám định, các tài liệu cung cấp không đủ hoặc không có giá trị để kết luận, nội dung yêu cầu giám định vượt quá phạm vi hiểu biết chuyên môn của mình;
đ) Ghi riêng ý kiến của mình vào bản kết luận chung nếu không thống nhất với kết luận chung trong trường hợp giám định do tập thể giám định tiến hành;
e) Các quyền khác theo quy định của Luật giám định tư pháp.
3. Người giám định có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
b) Giữ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện giám định;
c) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật giám định tư pháp.
4. Người giám định kết luận gian dối hoặc từ chối kết luận giám định mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
5. Người giám định phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;
b) Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người phiên dịch, người dịch thuật, người định giá tài sản trong vụ án đó;
c) Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó.
6. Việc thay đổi người giám định do cơ quan trưng cầu giám định quyết định.
Như vậy, việc giữ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện giám định là một trong những nghĩa vụ của người giám định.
Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/9/2022.
Lê Nhựt Hào
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tố tụng hình sự có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?
- Mẫu Đơn đề nghị tách hội mới nhất? Hướng dẫn lập đơn đề nghị tách hội? Tải về mẫu đơn đề nghị tách hội ở đâu?
- Tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu cho phép đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc theo Thông tư 38/2024 thế nào?
- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có tư cách pháp nhân không? Nguồn thu hoạt động sự nghiệp của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai?
- Có được phép chuyển đổi công năng nhà ở từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội hay không?