Thông tư 01/2024/TT-VKSTC quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên thuộc Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao?
Thông tư 01/2024/TT-VKSTC quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên thuộc Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao?
Ngày 24 tháng 4 năm 2024, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Thông tư 01/2024/TT-VKSTC tải về quy định về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra thuộc Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Tại Điều 8 Thông tư 01/2024/TT-VKSTC quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên như sau:
(1) Tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên sơ cấp
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 47 Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự 2015.
(2) Tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên trung cấp
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 48 Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự 2015.
(3) Tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên cao cấp
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 49 Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự 2015.
Thông tư 01/2024/TT-VKSTC quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên thuộc Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao? (Hình từ Internet)
Thủ tục bổ nhiệm điều tra viên được quy định như thế nào?
Tại Điều 15 Thông tư 01/2024/TT-VKSTC tải về quy định về trình tự, thủ tục bổ nhiệm điều tra viên như sau:
(1) Quy trình bổ nhiệm Điều tra viên qua thi tuyển:
Bước 1: Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao căn cứ nhu cầu, chỉ tiêu, số lượng chức danh được giao cho chủ trương thi tuyển và bổ nhiệm.
Bước 2: Vụ Tổ chức cán bộ tập hợp hồ sơ dự thi; các tài liệu có liên quan (nếu có) tuyển chọn người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự thi.
Bước 3: Sau khi thực hiện đầy đủ quy trình về việc thi tuyển Điều tra viên theo quy định, Hội đồng thi tuyển Điều tra viên tổ chức kỳ thi thông báo danh sách những người trúng tuyển và đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm người đã trúng tuyển vào chức danh Điều tra viên các ngạch theo quy định.
(2) Quy trình bổ nhiệm Điều tra viên trong trường hợp đặc biệt:
Việc bổ nhiệm Điều tra viên trong trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 50 Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự 2015 được thực hiện như sau:
- Đối với việc bổ nhiệm Điều tra viên ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Tập thể lãnh đạo và Ban thường vụ Đảng ủy Cơ quan điều tra xem xét, thảo luận có ý kiến về việc bổ nhiệm Điều tra viên không qua thi tuyển bằng phiếu kín. Nhân sự được trên 50% số phiếu đồng ý thì Lãnh đạo, Ban thường vụ Đảng ủy Cơ quan điều tra có tờ trình gửi Vụ Tổ chức cán bộ để thẩm định trình Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, quyết định.
- Đối với việc bổ nhiệm Điều tra viên ở Viện kiểm sát quân sự trung ương: Tập thể lãnh đạo và Ban thường vụ Đảng ủy Cơ quan Viện kiểm sát quân sự trung ương xem xét, thảo luận có ý kiến về việc bổ nhiệm Điều tra viên không qua thi tuyển bằng phiếu kín. Nhân sự được trên 50% số phiếu đồng ý thì Lãnh đạo, Ban thường vụ Đảng ủy Cơ quan Viện kiểm sát quân sự trung ương có tờ trình gửi Vụ Tổ chức cán bộ để thẩm định trình Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, quyết định.
Tại khoản 3 Điều 15 Thông tư 01/2024/TT-VKSTC quy định trình từ bổ nhiệm lại Điều tra viên như sau:
Chậm nhất là 90 ngày trước ngày hết thời hạn bổ nhiệm chức danh, cơ quan quản lý công chức thực hiện trình tự, thủ tục bổ nhiệm lại như sau:
- Điều tra viên làm bản tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức danh về phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết nội bộ; năng lực công tác và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; trong đó thể hiện rõ trong quá trình công tác có sản phẩm cụ thể, thành tích công tác, hạn chế, khuyết điểm, vi phạm (nếu có).
- Tổ chức Hội nghị tập thể công chức của phòng nơi Điều tra viên công tác (đối với Điều tra viên không giữ chức vụ hoặc giữ chức vụ Trưởng phòng); Hội nghị tập thể công chức của Cơ quan điều tra (đối với Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra).
- Tập thể lãnh đạo và Ban thường vụ Đảng ủy Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Viện kiểm sát quân sự trung ương thảo luận, xem xét, bỏ phiếu kín về việc bổ nhiệm lại hay không bổ nhiệm. Người được trên 50% số người được triệu tập có mặt ở hội nghị đồng ý thì trình Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (qua Vụ Tổ chức cán bộ) xem xét, bổ nhiệm lại; trường hợp từ 50% trở xuống đồng ý thì không đề nghị bổ nhiệm lại và báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, quyết định.
Thông tư 01/2024/TT-VKSTC có hiệu lực khi nào?
Tại Điều 24 Thông tư 01/2024/TT-VKSTC quy định về hiệu lực thi hành như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 6 năm 2024.
2. Quyết định số 323/QĐ-VKSTC ngày 09 tháng 7 năm 2018 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Quy định về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Cán bộ điều tra trong ngành Kiểm sát nhân dân hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
3. Đối với các thủ tục khác về tổ chức cán bộ không được đề cập tại Thông tư này được áp dụng theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Thông tư 01/2024/TT-VKSTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 6 năm 2024.
Võ Thị Mai Khanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Điều tra viên có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?
- Hóa đơn bán hàng là gì? Trường hợp nào được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng?
- Giáo dục mầm non là gì? Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm yêu cầu gì theo quy định pháp luật?
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?