Thông tư 06/2024 sửa đổi Thông tư 12/2022 về hướng dẫn vị trí việc làm công chức lãnh đạo, quản lý nào?
- Thông tư 06/2024/TT-BNV sửa đổi Thông tư 12/2022/TT-BNV về vị trí việc làm công chức lãnh đạo, quản lý nào?
- Nguyên tắc xác định vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập theo Thông tư 12/2022/TT-BNV thế nào?
- Căn cứ xác định vị trí việc làm, biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức thế nào?
Thông tư 06/2024/TT-BNV sửa đổi Thông tư 12/2022/TT-BNV về vị trí việc làm công chức lãnh đạo, quản lý nào?
Vừa qua, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư 06/2024/TT-BNV sửa đổi Thông tư 12/2022/TT-BNV hướng dẫn về vị trí việc làm công chức lãnh đạo, quản lý; nghiệp vụ chuyên môn dùng chung; hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan, tổ chức hành chính và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung; hỗ trợ, phục vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo khoản 1 Điều 1 Thông tư 06/2024/TT-BNV sửa đổi khoản 1 Điều 4 Thông tư 12/2022/TT-BNV về Danh mục vị trí việc làm trong cơ quan, tổ chức hành chính nêu rõ Phụ lục I, danh mục vị trí việc làm công chức lãnh đạo, quản lý.
Cụ thể, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BNV quy định danh mục vị trí việc làm công chức lãnh đạo, quản lý, gồm:
Thông tư 06/2024 sửa đổi Thông tư 12/2022 về hướng dẫn vị trí việc làm công chức lãnh đạo, quản lý nào?
Nguyên tắc xác định vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập theo Thông tư 12/2022/TT-BNV thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 12/2022/TT-BNV quy định nguyên tắc xác định vị trí việc làm như sau:
- Vị trí việc làm công chức lãnh đạo, quản lý; nghiệp vụ chuyên môn dùng chung và vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan, tổ chức hành chính được xác định trên cơ sở nguyên tắc quy định tại Điều 3 Nghị định 62/2020/NĐ-CP, cụ thể:
+ Tuân thủ các quy định của Đảng, của pháp luật về vị trí việc làm, quản lý, sử dụng biên chế công chức.
+ Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức.
+ Bảo đảm thống nhất, đồng bộ giữa xác định vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức với sử dụng và quản lý biên chế công chức.
+ Bảo đảm tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch, dân chủ và phù hợp với thực tiễn.
+ Gắn tinh giản biên chế với việc cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong các cơ quan, tổ chức.
- Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung và vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập được xác định trên cơ sở nguyên tắc quy định tại Điều 3 Nghị định 106/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được áp dụng tương tự như đối với các vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên môn dùng chung và hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan, tổ chức hành chính, cụ thể:
+ Thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng và của pháp luật về vị trí việc làm, số lượng người làm việc và tinh giản biên chế trong đơn vị sự nghiệp công lập.
+ Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập.
+ Bảo đảm tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch, hiệu quả và nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức, người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập.
+ Bảo đảm một người làm việc phải được giao đủ khối lượng công việc để thực hiện theo thời gian lao động quy định. Những vị trí việc làm không có đủ khối lượng công việc để thực hiện theo thời gian quy định của một người làm việc thì phải bố trí kiêm nhiệm.
+ Bảo đảm cơ cấu hợp lý, trong đó số lượng người làm việc tại các vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung chiếm tỉ lệ tối thiểu 65% tổng số lượng người làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Vị trí việc làm được điều chỉnh phù hợp với việc sắp xếp tổ chức bộ máy, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan, tổ chức và cấp quản lý theo quy định của pháp luật chuyên ngành; cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm bố trí, quản lý và sử dụng hiệu quả biên chế công chức, số lượng người làm việc được giao theo vị trí việc làm, bảo đảm thực hiện mục tiêu tinh giản biên chế theo quy định.
Căn cứ xác định vị trí việc làm, biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức thế nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 62/2020/NĐ-CP quy định căn cứ xác định vị trí việc làm, biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức như sau:
- Căn cứ xác định vị trí việc làm
+ Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức;
+ Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
- Căn cứ xác định biên chế công chức
+ Vị trí việc làm và khối lượng công việc của từng vị trí việc làm;
+ Mức độ hiện đại hóa về trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin;
+ Thực tế việc sử dụng biên chế công chức được giao;
+ Đối với cơ quan, tổ chức ở địa phương, ngoài các căn cứ trên còn phải căn cứ vào quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và đặc điểm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
- Căn cứ xác định cơ cấu ngạch công chức
+ Vị trí việc làm;
+ Mức độ phức tạp của công việc đối với từng vị trí việc làm;
+ Tiêu chuẩn ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm.
Nguyễn Thị Thu Yến
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công chức lãnh đạo có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?