Thư ký trung cấp thi hành án dân sự có các công việc cụ thể nào và tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc là gì?
Thư ký trung cấp thi hành án dân sự có các công việc cụ thể nào và tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc là gì?
Theo Bản mô tả vị trí việc làm của Thư ký trung cấp thi hành án dân sự thuộc Phụ lục số 9 ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP quy định vị trí này có các công việc cụ thể như sau:
Thực hiện nhiệm vụ cụ thể
Công việc cụ thể:
- Giúp Chấp hành viên chuẩn bị hồ sơ, thủ tục, tổ chức thi hành các vụ việc thi hành án đơn giản, lượng tiền, tài sản phải thi hành án có giá trị nhỏ thuộc thẩm quyền thi hành của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, cấp huyện;
- Giúp Chấp hành viên thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật hoặc giúp Thẩm tra viên thực hiện nhiệm vụ thẩm tra những vụ việc đã và đang thi hành án, các vụ việc có đơn thư khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật.
- Ghi chép biên bản xác minh thi hành án; biên bản giải quyết thi hành án; biên bản tống đạt; biên bản xử lý vật chứng, tài sản đã kê biên, tạm giữ; biên bản kê biên tài sản; biên bản họp, biên bản định giá tài sản; biên bản kiểm tra hiện trạng tài sản; biên bản hủy tang vật; biên bản cưỡng chế; biên bản giao nhà đất; biên bản trả tài sản và các biên bản nghiệp vụ khác.
- Giúp Chấp hành viên, Thẩm tra viên tống đạt giấy tờ thi hành án.
- Thực hiện một số nội dung xác minh, xây dựng hồ sơ thi hành án dân sự theo sự phân công của Chấp hành viên, Thẩm tra viên.
Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc:
- Tham mưu, đề xuất Chấp hành viên thực hiện công việc tổ chức thi hành các bản án, quyết định phù hợp, hiệu quả đảm bảo đúng quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục.
- Nội dung các biên bản rõ ràng, chính xác, trung thực, đúng pháp luật. Thông báo đúng quy định. Hình thức thông báo, thời hạn thông báo, các thành phần thông báo được thực hiện đảm bảo đúng theo luật định.
- Các nội dung trong biên bản phải đầy đủ, rõ ràng, đúng quy định.
- Văn bản tống đạt kịp thời, đúng đối tượng.
- Hồ sơ đầy đủ, đúng quy định.
Phối hợp
Công việc cụ thể:
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để giúp Chấp hành viên thực hiện công tác tổ chức thi hành án dân sự; giúp Thẩm tra viên thực hiện thẩm tra thi hành án đối với các vụ việc được phân công theo quy định của pháp luật.
Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc:
Phối hợp kịp thời, chặt chẽ, thường xuyên.
Thực hiện nhiệm vụ chung, hội họp
Công việc cụ thể:
- Tham dự các cuộc họp liên quan đến công tác thi hành án dân sự, hành chính trên địa bàn.
- Tham dự các cuộc họp đơn vị, cơ quan theo quy định.
Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc:
Tham dự đầy đủ, tài liệu, ý kiến phát biểu có chất lượng, đúng nội dung yêu cầu.
Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân
Xây dựng, thực hiện kế hoạch theo đúng kế hoạch công tác của đơn vị, cơ quan và nhiệm vụ được giao.
Thực hiện nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan thi hành án giao.
Thư ký trung cấp thi hành án dân sự có các công việc cụ thể nào và tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc là gì? (Hình từ internet)
Các mối quan hệ công việc của Thư ký trung cấp thi hành án dân sự quy định ra sao?
Theo Bản mô tả vị trí việc làm của Thư ký trung cấp thi hành án dân sự thuộc Phụ lục số 9 ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP quy định về các mối quan hệ công việc của vị trí này như sau:
Bên trong
Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi | Quan hệ phối hợp trực tiếp trong đơn vị | Các đơn vị phối hợp chính |
Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự | Các công chức chuyên môn khác trong đơn vị | Các đơn vị thuộc Cục |
Bên ngoài
Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính | Bản chất quan hệ |
Các cơ quan có liên quan đến công tác THADS | Phối hợp |
Thư ký trung cấp thi hành án dân sự được có những quyền hạn cụ thể nào?
Theo Bản mô tả vị trí việc làm của Thư ký trung cấp thi hành án dân sự thuộc Phụ lục số 9 ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP quy định vị trí này có các quyền hạn như sau:
4- Phạm vi quyền hạn
4.1 Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao.
4.2 Tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị.
4.3 Được cung cấp các thông tin chỉ đạo điều hành của tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ được giao.
4.4 Được yêu cầu cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu và đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao.
4.5 Được tham gia các cuộc họp trong và ngoài cơ quan theo quy định.
Như vậy, Thư ký trung cấp thi hành án dân sự có các quyền hạn cụ thể sau:
- Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao.
- Tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị.
- Được cung cấp các thông tin chỉ đạo điều hành của tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ được giao.
- Được yêu cầu cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu và đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao.
- Được tham gia các cuộc họp trong và ngoài cơ quan theo quy định.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thư ký thi hành án có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?