Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Tổng cục Quản lý đất đai được ký thừa ủy quyền Tổng cục trưởng khi nào?
- Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Tổng cục Quản lý đất đai được ký thừa ủy quyền Tổng cục trưởng khi nào?
- Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Tổng cục Quản lý đất đai khi ký thừa ủy quyền Tổng cục trưởng cần tuân theo những nguyên tắc gì?
- Cách thức giải quyết công việc của Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Tổng cục Quản lý đất đai được quy định như thế nào?
Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Tổng cục Quản lý đất đai được ký thừa ủy quyền Tổng cục trưởng khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 31 Quy chế làm việc của Tổng cục Quản lý đất đai Ban hành kèm theo Quyết định 10/QĐ-TCQLĐĐ năm 2017 quy định về Thẩm quyền ký thừa lệnh, thừa ủy quyền Tổng cục trưởng như sau:
Thẩm quyền ký thừa lệnh, thừa ủy quyền Tổng cục trưởng
1. Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Tổng cục ký thừa ủy quyền Tổng cục trưởng khi được ủy quyền bằng văn bản.
2. Vụ trưởng các Vụ trực thuộc Tổng cục được ký thừa lệnh Tổng cục trưởng các văn bản hướng dẫn, giải quyết, thông báo các vấn đề liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ của Vụ khi được Lãnh đạo Tổng cục giao.
3. Chánh văn phòng Tổng cục được ký thừa lệnh Tổng cục trưởng các văn bản hành chính khi được Lãnh đạo Tổng cục giao.
4. Không ký thừa lệnh Tổng cục trưởng khi trao đổi công việc chuyên môn giữa các đơn vị, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.
Theo quy định trên, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Tổng cục Quản lý đất đai ký thừa ủy quyền Tổng cục trưởng khi được ủy quyền bằng văn bản.
Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Tổng cục Quản lý đất đai (Hình từ Internet)
Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Tổng cục Quản lý đất đai khi ký thừa ủy quyền Tổng cục trưởng cần tuân theo những nguyên tắc gì?
Căn cứ theo Điều 32 Quy chế làm việc của Tổng cục Quản lý đất đai Ban hành kèm theo Quyết định 10/QĐ-TCQLĐĐ năm 2017 quy định Nguyên tắc ký thừa lệnh, thừa ủy quyền Tổng cục trưởng như sau:
Nguyên tắc ký thừa lệnh, thừa ủy quyền Tổng cục trưởng
1. Người ký thừa lệnh, thừa ủy quyền Tổng cục trưởng phải chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng và trước pháp luật về toàn bộ nội dung văn bản ký thừa lệnh, thừa ủy quyền Tổng cục trưởng.
2. Văn bản ký thừa lệnh, thừa ủy quyền Tổng cục trưởng phải được gửi để báo cáo Tổng cục trưởng và Phó Tổng cục trưởng phụ trách (thể hiện ở nơi nhận văn bản).
3. Đối với trường hợp ký thừa lệnh, tùy theo tính chất và đặc thù công việc, Thủ trưởng cơ quan tham mưu giúp việc Tổng cục trưởng có thể giao cho cấp phó ký thay một số văn bản quy định tại Điều 31, nhưng Thủ trưởng cơ quan tham mưu giúp việc Tổng cục trưởng và cấp phó ký thay phải chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng và trước pháp luật về toàn bộ nội dung văn bản. Văn bản cấp phó ký phải được gửi báo cáo Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng phụ trách và Thủ trưởng đơn vị (thể hiện tại nơi nhận văn bản).
Theo đó, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Tổng cục Quản lý đất đai khi ký thừa ủy quyền Tổng cục trưởng phải chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng và trước pháp luật về toàn bộ nội dung văn bản ký thừa ủy quyền Tổng cục trưởng.
Văn bản ký thừa ủy quyền Tổng cục trưởng phải được gửi để báo cáo Tổng cục trưởng và Phó Tổng cục trưởng phụ trách (thể hiện ở nơi nhận văn bản).
Cách thức giải quyết công việc của Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Tổng cục Quản lý đất đai được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 10 Điều 6 Quy chế làm việc của Tổng cục Quản lý đất đai Ban hành kèm theo Quyết định 10/QĐ-TCQLĐĐ năm 2017 quy định như sau:
Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Tổng cục
...
10. Cách thức giải quyết công việc:
a) Thực hiện đúng quyền hạn, nhiệm vụ được giao (kể cả việc được ủy quyền), giải quyết công việc theo đúng thẩm quyền;
b) Không chuyển công việc thuộc nhiệm vụ, thẩm quyền của Thủ trưởng đơn vị lên Lãnh đạo Tổng cục hoặc chuyển cho đơn vị khác; không giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của đơn vị khác trừ trường hợp có ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Tổng cục;
c) Những việc phát sinh vượt quá thẩm quyền hoặc những nội dung quan trọng, phức tạp, nhạy cảm hoặc liên quan đến nhiều lĩnh vực phải kịp thời báo cáo Lãnh đạo Tổng cục để xin ý kiến chỉ đạo giải quyết;
đ) Khi vắng mặt tại cơ quan quá 01 ngày làm việc, phải báo cáo và được sự đồng ý của Tổng cục trưởng (trừ trường hợp đột xuất hoặc đi tháp tùng Lãnh đạo Tổng cục); ủy quyền bằng văn bản cho cấp phó quản lý, điều hành cơ quan, đơn vị và thông báo cho Văn phòng Tổng cục biết;
Cấp phó được ủy quyền phải chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị và trước pháp luật về mọi hoạt động của đơn vị trong thời gian được ủy quyền;
đ) Thủ trưởng đơn vị phải bố trí lãnh đạo trực thường xuyên tại cơ quan;
e) Khi thấy cần thiết, thủ trưởng đơn vị có thể trực tiếp báo cáo với Tổng cục trưởng (hoặc Phó Tổng cục trưởng phụ trách) để xin ý kiến chỉ đạo về những vấn đề thuộc lĩnh vực đang chịu trách nhiệm quản lý nhà nước; đề xuất với Tổng cục trưởng (hoặc Phó Tổng cục trưởng phụ trách) về các công việc chung của Tổng cục;
g) Khi được Tổng cục trưởng hoặc Phó Tổng cục trưởng phụ trách ủy nhiệm đại diện cho Tổng cục tham dự các cuộc họp, hội nghị của Bộ, ngành, địa phương phải chủ động chuẩn bị nội dung phát biểu, báo cáo Tổng cục trưởng hoặc Phó Tổng cục trưởng phụ trách thông qua để dự họp, phát biểu; báo cáo kết quả sau khi tham dự.
...
Như vậy, trong từng trường hợp, cách thức giải quyết công việc của Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Tổng cục Quản lý đất đai được quy định cụ thể trên.
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tổng cục Quản lý đất đai có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?
- Thủ tục xóa đăng ký thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng cấp tỉnh ra sao?
- Phương pháp lập Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi Sổ kế toán thuế nội địa? Khóa sổ kế toán thuế nội địa trước hay sau khi lập báo cáo kế toán thuế?
- Thủ tục chuyển loại rừng đối với khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập từ 30/10/2024 ra sao?
- Mức bồi thường được tính thế nào khi Nhà nước thu hồi đất và gây thiệt hại đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước?