Thủ tục bầu Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân được thực hiện ra sao? Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân có trách nhiệm như thế nào?
Thủ tục bầu Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân được thực hiện ra sao?
Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân (Hình từ Internet)
Theo khoản 2 Điều 6 Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn Hội thẩm ban hành kèm theo Nghị quyết 1213/2016/UBTVQH13 quy định thủ tục bầu Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân được thực hiện như sau:
Bước 1: Sau khi bầu Hội thẩm nhiệm kỳ mới, Thường trực Hội đồng Nhân dân chủ trì, phối hợp với Chánh án Tòa án nhân dân và Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức hội nghị toàn thể Hội thẩm để bầu Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân;
Bước 2: Việc bầu Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân do hội nghị toàn thể Hội thẩm nhân dân quyết định, thực hiện bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín.
Người được bầu làm Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân là người được biểu quyết tán thành hoặc đạt được số phiếu bầu cao nhất cho mỗi chức danh và phải được trên 50% tổng số Hội thẩm nhân dân tín nhiệm, tán thành;
Bước 3: Thường trực Hội đồng Nhân dân cùng cấp công nhận kết quả bầu Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân.
Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân có trách nhiệm như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 7 Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn Hội thẩm ban hành kèm theo Nghị quyết 1213/2016/UBTVQH13 quy định như sau:
Trách nhiệm và quyền của Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân
1. Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân có trách nhiệm và quyền sau đây:
a) Triệu tập và chủ trì các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, tọa đàm của Đoàn Hội thẩm nhân dân;
b) Giữ mối liên hệ và đại diện cho Đoàn Hội thẩm nhân dân trong quan hệ với Thường trực Hội đồng Nhân dân, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân cùng cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
c) Trao đổi ý kiến với Chánh án Tòa án nhân dân cùng cấp về việc phân công Hội thẩm nhân dân tham gia hoạt động xét xử, bảo đảm phù hợp với yêu cầu xét xử vụ án theo yêu cầu của Chánh án Tòa án nhân dân;
d) Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác của Đoàn Hội thẩm nhân dân;
đ) Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của Hội thẩm nhân dân về các vấn đề có liên quan đến hoạt động của Hội thẩm và đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
2. Phó Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân giúp Trưởng đoàn thực hiện các công việc theo sự phân công của Trưởng đoàn. Khi Trưởng đoàn vắng mặt thì ủy nhiệm cho một Phó Trưởng đoàn thực hiện công việc của Trưởng đoàn.
Căn cứ trên quy định Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân có trách nhiệm và quyền hạn sau đây:
- Triệu tập và chủ trì các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, tọa đàm của Đoàn Hội thẩm nhân dân;
- Giữ mối liên hệ và đại diện cho Đoàn Hội thẩm nhân dân trong quan hệ với Thường trực Hội đồng Nhân dân, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân cùng cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Trao đổi ý kiến với Chánh án Tòa án nhân dân cùng cấp về việc phân công Hội thẩm nhân dân tham gia hoạt động xét xử, bảo đảm phù hợp với yêu cầu xét xử vụ án theo yêu cầu của Chánh án Tòa án nhân dân;
- Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác của Đoàn Hội thẩm nhân dân;
- Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của Hội thẩm nhân dân về các vấn đề có liên quan đến hoạt động của Hội thẩm và đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân đương nhiên được miễn nhiệm trong trường hợp nào?
Theo khoản 3 Điều 6 Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn Hội thẩm ban hành kèm theo Nghị quyết 1213/2016/UBTVQH13 quy định thủ tục bầu Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân được thực hiện như sau:
Việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm và nhiệm kỳ của Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân
...
3. Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân đương nhiên được miễn nhiệm, bị bãi nhiệm khi được miễn nhiệm, bị bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân.
Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân có thể được miễn nhiệm vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do chính đáng khác; có thể bị bãi nhiệm khi không hoàn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm về phẩm chất đạo đức hoặc có hành vi vi phạm pháp luật.
...
Căn cứ trên quy định Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân đương nhiên được miễn nhiệm trong trường hợp sau đây:
- Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân đương nhiên được miễn nhiệm, bị bãi nhiệm khi được miễn nhiệm, bị bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân.
- Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân có thể được miễn nhiệm vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do chính đáng khác.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hội thẩm nhân dân có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?