Thủ tục cấp Giấy phép cho người Việt Nam xuống tàu thuyền nước ngoài neo đậu tại cảng được quy định thế nào?
Người Việt Nam xuống tàu thuyền nước ngoài neo đậu tại cảng được cấp Giấy phép khi nào?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 25 Nghị định 77/2017/NĐ-CP quy định về đối tượng được cấp Giấy phép cho người Việt Nam và người nước ngoài xuống tàu thuyền nước ngoài như sau:
Cấp Giấy phép cho người Việt Nam và người nước ngoài xuống tàu thuyền nước ngoài, người nước ngoài xuống tàu thuyền Việt Nam neo đậu tại cảng; người điều khiển phương tiện Việt Nam, phương tiện nước ngoài cập mạn tàu thuyền nước ngoài; thuyền viên nước ngoài nghỉ qua đêm trên bờ hoặc xuống các tàu thuyền khác đang neo đậu tại cảng
1. Đối tượng được cấp Giấy phép
a) Người Việt Nam, người nước ngoài xuống tàu thuyền nước ngoài neo đậu tại cảng để thực hiện các hoạt động báo chí, nghiên cứu khoa học, thăm quan;
b) Người nước ngoài xuống tàu thuyền Việt Nam neo đậu tại cảng để thực hiện các hoạt động báo chí, nghiên cứu khoa học, thăm quan;
c) Người điều khiển phương tiện Việt Nam, nước ngoài cập mạn tàu thuyền nước ngoài;
d) Thuyền viên nước ngoài đề nghị nghỉ qua đêm trên bờ hoặc xuống các tàu thuyền khác đang neo đậu tại cảng.
...
Theo đó, người Việt Nam xuống tàu thuyền nước ngoài neo đậu tại cảng được cấp Giấy phép khi thực hiện các hoạt động báo chí, nghiên cứu khoa học, thăm quan.
Tàu thuyền nước ngoài neo đậu tại cảng (Hình từ Internet)
Giấy phép cho người Việt Nam xuống tàu thuyền nước ngoài neo đậu tại cảng có giá trị sử dụng bao lâu?
Theo khoản 2 Điều 25 Nghị định 77/2017/NĐ-CP quy định về giá trị sử dụng của Giấy phép như sau:
Cấp Giấy phép cho người Việt Nam và người nước ngoài xuống tàu thuyền nước ngoài, người nước ngoài xuống tàu thuyền Việt Nam neo đậu tại cảng; người điều khiển phương tiện Việt Nam, phương tiện nước ngoài cập mạn tàu thuyền nước ngoài; thuyền viên nước ngoài nghỉ qua đêm trên bờ hoặc xuống các tàu thuyền khác đang neo đậu tại cảng
...
2. Giá trị sử dụng của Giấy phép
a) Giấy phép cấp cho các đối tượng quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều này có giá trị sử dụng trong một chuyến tàu thời hạn không quá 10 ngày;
b) Giấy phép cấp cho các đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này có giá trị sử dụng trong một chuyến tàu theo thời hạn ghi trong Giấy phép;
c) Người mang Giấy phép chỉ được xuống tàu thuyền nước ngoài được ghi trong Giấy phép; xuất trình Giấy phép kèm theo giấy tờ tùy thân có số giấy tờ được ghi trong Giấy phép cho lực lượng giám sát của Biên phòng cửa khẩu cảng;
d) Đối với cán bộ, công nhân viên các cơ quan, doanh nghiệp, đại lý tàu biển làm việc, giao dịch với tàu thuyền hoạt động ngoài khơi, công nhân ở khu vực giàn khoan, theo đề nghị của cơ quan, doanh nghiệp chủ quản, Biên phòng cửa khẩu cảng cho phép người mang Giấy phép được xuống tất cả các tàu thuyền nước ngoài neo đậu, hoạt động tại khu vực đó.
...
Theo quy định trên, Giấy phép cho người Việt Nam xuống tàu thuyền nước ngoài neo đậu tại cảng có giá trị sử dụng trong một chuyến tàu có thời hạn không quá 10 ngày.
Thủ tục cấp Giấy phép cho người Việt Nam xuống tàu thuyền nước ngoài neo đậu tại cảng được quy định thế nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 25 Nghị định 77/2017/NĐ-CP về thủ tục cấp Giấy phép như sau:
Cấp Giấy phép cho người Việt Nam và người nước ngoài xuống tàu thuyền nước ngoài, người nước ngoài xuống tàu thuyền Việt Nam neo đậu tại cảng; người điều khiển phương tiện Việt Nam, phương tiện nước ngoài cập mạn tàu thuyền nước ngoài; thuyền viên nước ngoài nghỉ qua đêm trên bờ hoặc xuống các tàu thuyền khác đang neo đậu tại cảng
...
3. Thủ tục cấp Giấy phép:
a) Người đề nghị cấp Giấy phép hoặc đại diện cơ quan, doanh nghiệp chủ quản nộp và xuất trình cho Biên phòng cửa khẩu cảng các loại giấy tờ sau:
Giấy tờ phải nộp: Giấy giới thiệu hoặc công văn của cơ quan, doanh nghiệp chủ quản, giấy mời hoặc đơn đề nghị của thuyền trưởng.
Trường hợp cơ quan doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép cho từ 02 người trở lên: 01 danh sách trích ngang của người đề nghị cấp Giấy phép nội dung gồm: Họ tên; quốc tịch; nơi sinh; ngày, tháng, năm sinh; chức vụ; số của Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.
Giấy tờ phải xuất trình:
Đối với người nước ngoài quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều này: Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.
Đối với người Việt Nam quy định tại các điểm a, c khoản 1 Điều này: Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu;
b) Ngay sau khi tiếp nhận đầy đủ các loại giấy tờ quy định tại điểm a khoản này, Biên phòng cửa khẩu cảng thực hiện cấp Giấy phép;
c) Lệ phí cấp Giấy phép theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Như vậy, người đề nghị cấp Giấy phép hoặc đại diện cơ quan, doanh nghiệp chủ quản nộp và xuất trình cho Biên phòng cửa khẩu cảng các loại giấy tờ được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 25 nêu trên.
Và ngay sau khi tiếp nhận đầy đủ các loại giấy tờ quy định thì Biên phòng cửa khẩu cảng thực hiện cấp Giấy phép.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tàu thuyền nước ngoài có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức kinh doanh trong hoạt động bán hàng tận cửa có được tiếp tục đề nghị cung cấp dịch vụ khi người tiêu dùng đã từ chối?
- Tổ chức kinh tế có được thế chấp quyền sử dụng đất đối với đất Nhà nước cho thuê trả tiền hằng năm không?
- Những trường hợp nào được miễn phần thi ngoại ngữ trong thi tuyển công chức từ ngày 17/9/2024?
- Mẫu đơn đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất? Chứng chỉ hành nghề xây dựng cấp lần đầu có hiệu lực mấy năm?
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?