Gia đình tôi có một mảnh đất nhưng hàng xóm lại tự ý làm hàng rào lấn sang đất nhà tôi. Tôi muốn hòa giải trước khi khởi kiện được không? Trường hợp hòa giải thành mà hàng xóm đổi ý không chấp nhận với kết quả của biên bản hòa giải thì kết quả đó có được mang ra áp dụng không?
Chị hàng xóm của tôi thường xuyên bị chồng bạo hành. Mọi người trong Hội phụ nữ của huyện khuyên chị nên liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để nhận được trợ giúp pháp lý miễn phí từ các cơ quan nhà nước để tiến hành các thủ tục tố tụng, kiện người chồng theo đúng quy định của pháp luật. Tôi muốn biết chị hàng xóm của tôi có phải là đối tượng được trợ giúp pháp lý miễn phí hay không? Nếu đúng, chị ấy có phải chứng minh mình là người được trợ giúp pháp lý hay không? Ngoài ra, tôi muốn biết thêm hiện nay có những tổ chức nào thực hiện trợ giúp pháp lý? Những tổ chức đó có quyền và nghĩa vụ gì?
Chồng tôi hiện đang là đương sự trong một vụ án hình sự. Tôi có tìm hiểu và được biết chồng tôi sẽ nhận được trợ giúp pháp lý của nhà nước. Điều này có đúng không? Tuy nhiên, luật sư được cử đến để bào chữa cho chồng tôi yêu cầu phải trả thêm tiền thì mới tiến hành trợ giúp. Tôi muốn hỏi luật sư có đúng là người có thể trợ giúp pháp lý hay không? Việc luật sư yêu cầu chồng tôi trả thêm tiền để trợ giúp pháp lý là đúng hay sai?
Ngày 9/8/2021, tôi có thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của chị A với tổng giá trị là 750 triệu đồng. Sau khi thực hiện hành vi, tôi bị cơ quan công an bắt giữ. Sau khi bị bắt, tôi đã hoàn trả toàn bộ số tiền tôi đã chiếm đoạt và bà A cũng đã rút đơn không yêu cầu khởi tố tôi nữa. Vậy trong trường hợp trên, tôi có phải đi tù không? Xin cảm ơn!
Người thân thích của đương sự không thể trở thành người làm chứng có đúng hay không? Chồng tôi hiện đang là bị can trong một vụ án hình sự nhưng vừa rồi thì tôi được biết người làm chứng trong vụ án lại là người thân thích của đương sự trong vụ án luôn. Vì thế tôi nghĩ rằng điều này sẽ gây ảnh hưởng việc làm chứng cũng như tính khách quan của vụ án. Do đó, tôi muốn biết pháp luật có quy định thế nào về việc này? Người thân thích của đương sự thì có được làm người làm chứng trong vụ án hình sự hay không? Chồng tôi sẽ có quyền và nghĩa vụ ra sao?
Người thân thích của người bị hại trong vụ án hình sự có được là người làm chứng hay không? Tôi muốn hỏi tôi là người bị bắt theo quy định của pháp luật và tôi gây án trong nhà người bị hại. Khi ra điều tra thì cơ quan mới hỏi khi tôi gây án có ai là người làm chứng không thì những người trong nhà người bị hại mới đứng ra tố cáo tôi. Vậy tôi muốn hỏi những người làm chứng là người thân quen với người bị hại và còn là họ hàng thân thích thì những người như vậy có đủ quyền để làm chứng không?
Tòa án có được trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự do người khởi kiện không bổ sung, ghi không đúng địa chỉ người bị kiện không? Nếu không xác định được nơi cư trú hiện tại của người bị kiện thì có thể sử dụng địa chỉ mà người đó cư trú cuối cùng để ghi vào đơn khởi kiện vụ án dân sự được không?
Người bị tạm giam muốn được tại ngoại ra ngoài có được bảo lĩnh (bảo lãnh) theo quy định pháp luật không? Trường hợp nào bị can, bị cáo bị tạm giam theo quy định pháp luật? Mong được giải đáp thắc mắc, xin cảm ơn!
Nguyên đơn đã rút đơn khởi kiện tại phiên tòa phúc thẩm thì có được kiện lại hay không? Em có thắc mắc về việc nguyên đơn rút đơn khởi kiện cần được giải đáp. Cụ thể, em muốn hỏi về vụ việc là: Bị đơn kháng cáo bản án sơ thẩm, sau đó nguyên đơn rút đơn khởi kiện và được bị đơn đồng ý nên tòa đã đình chỉ vụ án. Nhưng sau đó có nhiều vấn đề phát sinh nên nguyên đơn lại muốn khởi kiện lại thì có thể được chấp nhận hay không?
Có được đình chỉ giải quyết vụ án khi nguyên đơn chết? Tôi có một số thắc mắc liên quan đến việc đình chỉ vụ án dân sự cần được giải đáp. Cụ thể, tôi muốn biết nếu trong quá trình giải quyết vụ án dân sự mà nguyên đơn không may qua đời thì tòa án sẽ xử lý như thế nào/ Có phải sẽ đình chỉ giải quyết vụ án hay không? Ngoài ra, tôi muốn biết hậu quả của việc đình chỉ vụ án dân sự là gì?
Thời hạn mở phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự là bao lâu? Mình có câu hỏi về thời hạn thụ lý, xét xử phúc thẩm cần được giải đáp. Cụ thể, theo như mình biết sau khi kết thúc xử sơ thẩm thì được quyền kháng cáo bản án sơ thẩm trong 15 ngày. Vậy thì nếu có kháng cáo thì sau bao lâu tòa án sẽ xử phúc thẩm? Việc thụ lý vụ án và mở phiên tòa xét xử phúc thẩm được quy định như thế nào?
Đương sự có được cung cấp bản kết luận điều tra hay không? Tôi hiện đang là đương sự trong một vụ án dân sự. Tôi có thắc mắc là khi vụ án kết thúc điều tra thì bản kết luận điều tra có được giao cho đương sự không? Bản kết luận điều tra đó sẽ được giao cho những ai?
Chú tôi tâm thần không ổn định và mới bị truy tố vì tội cố ý gây thương tích. Gia đình tôi muốn trưng cầu giám định tình trạng tâm thần của chú tôi thì thời gian giải quyết là bao lâu? Trường hợp của chú tôi có thuộc trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định không?
Căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là gì? Em có thắc mắc liên quan đến việc đình chỉ, tạm đình chỉ trong vụ án dân sự cần được giải đáp. Cụ thể, em muốn biết nếu trong quá trình giải quyết vụ án mà không may nguyên đơn hoặc bị đơn chết thì tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ hay quyết định tạm đình chỉ vụ án? Căn cứ vào cơ sở nào ạ?
Chính phủ đã ban hành nghị định mới hướng dẫn về tái hòa nhập cộng đồng đối với phạm nhân. Vậy thời điểm nào sẽ thông báo phạm nhân hết hạn chấp hành án phạt tù? Phạm nhân trước khi chấp hành xong hình phạt tù muốn được tư vấn xóa bỏ mặc cảm tự ti, tái hòa nhập cộng đồng có được không?
Nguyên đơn có quyền thay đổi hoặc bổ sung yêu cầu khởi kiện tại phiên tòa sơ thẩm hay không? Tôi đang là nguyên đơn trong một vụ án dân sự, vụ án của tôi đang chuẩn bị xét xử sơ thẩm và tôi đang có ý định sẽ bổ sung thêm yêu cầu khởi kiện của mình ngay tại phiên tòa. Nhưng tôi không có rõ về quy định pháp luật nên không biết liệu tại phiên tòa xét xử rồi mà tôi thay đổi hay bổ sung thì có được không? Nếu tôi được quyền thay đổi thì có phải mọi thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của tôi đều được chấp không hay cần phải có điều kiện gì? Mong hãy giải đáp sớm giúp tôi!
Mức án phí đối với vụ án tranh chấp đất đai được tính như thế nào? Tôi và hàng xóm đang xảy ra tranh chấp đất đai và tôi đang có ý định sẽ khởi kiện để nhờ tòa án xử lý. Do đó, tôi muốn tìm hiểu các quy định về án phí trong vụ án dân sự. Cụ thể, trong vụ án dân sự có những loại án phí nào? Mức án phí đối với vụ án tranh chấp đất đai được tính ra sao? Mong sớm nhận được giải đáp.
Tôi muốn tố cáo người bị bắt buộc cai nghiện và có tội về mua bán chất ma túy về gần 1 năm nay còn chơi lại và gây phiền phức cho mẹ con tôi. Tôi muốn tố giác người này nhưng muốn giấu mặt và giữ kín thông tin có được không ạ? Trong thời hạn bao lâu kể từ ngày nhận được tin tố giác tội phạm thì cơ quan điều tra phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự?
Vụ án dân sự bị đình chỉ do nguyên đơn được triệu tập lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì tiền tạm ứng án phí được xác định như thế nào? Tôi có thắc mắc liên quan đến việc xác định tiền tạm ứng án phí cần được giải đáp. Cụ thể, tôi muốn biết nếu sau khi đã thụ lý vụ án dân sự mà tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án với nguyên nhân là do người khởi kiện rút đơn khởi kiện hoặc do nguyên đơn được triệu tập lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì khi đó tiền tạm ứng án phí được tính như thế nào? Có được trả lại hay không?