Thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính cần lập những hồ sơ gì? Đối tượng nào chịu trách nhiệm lưu trữ hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính?
Thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính cần lập những hồ sơ gì?
Thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính cần lập những hồ sơ gì? (Hình từ Internet)
Theo Điều 18 Thông tư 40/2022/TT-BTC quy định như sau:
Lập hồ sơ giám định tư pháp
1. Cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính phải lập hồ sơ giám định tư pháp theo đúng quy định. Hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính bao gồm các tài liệu sau:
a) Quyết định trưng cầu giám định, Quyết định trưng cầu giám định bổ sung (nếu có), Quyết định trưng cầu giám định lại (nếu có) và thông tin, tài liệu, đồ vật kèm theo (nếu có).
b) Văn bản cử cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp;
c) Biên bản giao, nhận hồ sơ, tài liệu, đồ vật (nếu có);
d) Đề cương giám định (nếu có);
đ) Hồ sơ, tài liệu, chứng từ liên quan đến việc sử dụng dịch vụ phục vụ việc giám định tư pháp (nếu có);
e) Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định;
g) Quyết định thành lập Hội đồng giám định đối với trường hợp giám định lại lần thứ hai (nếu có);
h) Kết luận giám định, kết luận giám định bổ sung (nếu có), kết luận giám định lại (nếu có);
i) Tài liệu khác liên quan (nếu có).
2. Cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp lập hồ sơ giám định tư pháp chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ được lập và phải xuất trình hồ sơ giám định tư pháp khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có thẩm quyền giải quyết các vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng.
Theo đó, cá nhân thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính phải lập hồ sơ giám định tư pháp theo đúng quy định, bao gồm các tài liệu sau:
– Quyết định trưng cầu giám định, Quyết định trưng cầu giám định bổ sung (nếu có), Quyết định trưng cầu giám định lại (nếu có) và thông tin, tài liệu, đồ vật kèm theo (nếu có).
– Văn bản cử cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp;
– Biên bản giao, nhận hồ sơ, tài liệu, đồ vật (nếu có);
– Đề cương giám định (nếu có);
– Hồ sơ, tài liệu, chứng từ liên quan đến việc sử dụng dịch vụ phục vụ việc giám định tư pháp (nếu có);
– Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định;
– Quyết định thành lập Hội đồng giám định đối với trường hợp giám định lại lần thứ hai (nếu có);
– Kết luận giám định, kết luận giám định bổ sung (nếu có), kết luận giám định lại (nếu có);
– Tài liệu khác liên quan (nếu có).
Tải về mẫu Quyết định trưng cầu giám định mới nhất 2023: Tại Đây
Biên bản giao nhận hồ sơ tài liệu trưng cầu giám định tư pháp được quy định thế nào?
Theo Điều 27 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định như sau:
Giao nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định
1. Hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định được giao, nhận trực tiếp hoặc gửi cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định qua đường bưu chính.
2. Việc giao, nhận trực tiếp hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định phải được lập thành biên bản. Biên bản giao, nhận phải có nội dung sau đây:
a) Thời gian, địa điểm giao, nhận hồ sơ giám định;
b) Họ, tên người đại diện của bên giao và bên nhận đối tượng giám định;
c) Quyết định trưng cầu hoặc văn bản yêu cầu giám định; đối tượng cần giám định; tài liệu, đồ vật có liên quan;
d) Cách thức bảo quản đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật có liên quan khi giao, nhận;
đ) Tình trạng đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật có liên quan khi giao, nhận;
e) Chữ ký của người đại diện bên giao và bên nhận đối tượng giám định.
Theo đó, việc giao, nhận trực tiếp hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định phải được lập thành biên bản.
Biên bản giao nhận hồ sơ tài liệu trưng cầu giám định tư pháp phải có nội dung sau đây:
– Thời gian, địa điểm giao, nhận hồ sơ giám định;
– Họ, tên người đại diện của bên giao và bên nhận đối tượng giám định;
– Quyết định trưng cầu hoặc văn bản yêu cầu giám định; đối tượng cần giám định; tài liệu, đồ vật có liên quan;
– Cách thức bảo quản đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật có liên quan khi giao, nhận;
– Tình trạng đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật có liên quan khi giao, nhận;
– Chữ ký của người đại diện bên giao và bên nhận đối tượng giám định.
Đối tượng nào chịu trách nhiệm lưu trữ hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính?
Theo Điều 19 Thông tư 40/2022/TT-BTC quy định như sau:
Lưu hồ sơ giám định tư pháp
Việc bảo quản, lưu giữ hồ sơ giám định tư pháp được thực hiện theo quy định tại khoản 19 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp. Thông tư này hướng dẫn một số nội dung cụ thể như sau:
1. Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, người đầu mối của Tổ giám định tư pháp, Chủ tịch Hội đồng giám định lập hồ sơ giám định tư pháp là các cán bộ, công chức của Bộ Tài chính có trách nhiệm bảo quản, lưu trữ hồ sơ giám định tư pháp do mình thực hiện; trường hợp chuyển công tác, nghỉ hưu, thôi việc thì phải bàn giao hồ sơ giám định tư pháp theo quy định tại Quy chế văn thư của Bộ Tài chính, Quy chế công tác lưu trữ của Bộ Tài chính, Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước của Bộ Tài chính và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
2. Việc lưu hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính tại Sở Tài chính được thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Dẫn chiếu theo khoản 19 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp 2020 quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp
...
19. Sửa đổi, bổ sung các khoản 2, 3 và 4 Điều 33 như sau:
“2. Hồ sơ giám định tư pháp phải được lập theo mẫu thống nhất.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm quy định chi tiết về mẫu, thành phần hồ sơ từng loại việc giám định và chế độ lưu trữ hồ sơ giám định tư pháp ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.
3. Tổ chức được trưng cầu, thực hiện giám định tư pháp chịu trách nhiệm bảo quản, lưu trữ hồ sơ giám định tư pháp do người giám định thuộc tổ chức mình thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định của bộ, ngành, cơ quan mình.
Người thực hiện giám định có trách nhiệm bàn giao hồ sơ giám định tư pháp cho cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định của bộ, ngành, cơ quan mình.
4. Hồ sơ giám định tư pháp được xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự.
Theo đó, giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, người đầu mối của Tổ giám định tư pháp, Chủ tịch Hội đồng giám định lập hồ sơ giám định tư pháp là các cán bộ, công chức của Bộ Tài chính chịu trách nhiệm lưu trữ hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giám định tư pháp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Thời hạn phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà chung cư để đưa vào kế hoạch được xác định theo quy trình nào?
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?