Thuế chống bán phá giá được tính dựa trên những căn cứ nào? Phương pháp tính thuế chống bán phá giá?
Thuế chống bán phá giá được tính dựa trên những căn cứ nào? Phương pháp tính thuế chống bán phá giá?
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 39 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC) căn cứ và phương pháp tính thuế chống bán phá giá được quy định cụ thể như sau:
(1) Căn cứ tính thuế chống bán phá giá:
- Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế chống bán phá giá;
- Trị giá tính thuế nhập khẩu của từng mặt hàng nhập khẩu áp dụng thuế thuế chống bán phá giá;
- Mức thuế từng mặt hàng theo quy định của Bộ Công Thương.
(2) Phương pháp tính thuế chống bán phá giá:
- Trường hợp tính theo tỷ lệ phần trăm:
Số tiền thuế chống bán phá giá phải nộp | = | Số lượng từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế chống bán phá giá | x | Trị giá tính thuế tính trên một đơn vị hàng hóa | x | Thuế suất thuế chống bán phá giá |
- Trường hợp tính theo mức thuế tuyệt đối:
Số tiền thuế chống bán phá giá phải nộp | = | Số lượng từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế chống bán phá giá | x | Số tiền thuế chống bán phá giá phải nộp trên một đơn vị hàng hóa |
Thuế chống bán phá giá được tính dựa trên những căn cứ nào? (Hình từ Internet)
Thời điểm tính thuế chống bán phá giá là khi nào?
Thời điểm tính thuế chống bán phá giá được quy định tại khoản 1 Điều 35 Thông tư 38/2015/TT-BTC như sau:
Thời điểm tính thuế, tỷ giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
1. Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp (trong thời hạn hiệu lực của Quyết định áp dụng của Bộ trưởng Bộ Công Thương) là ngày đăng ký tờ khai hải quan. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được tính theo mức thuế, trị giá tính thuế và tỷ giá tính thuế tại thời điểm tính thuế.
Trường hợp người nộp thuế kê khai, tính thuế trên tờ khai hải quan giấy trước ngày đăng ký tờ khai hải quan nhưng có tỷ giá khác với tỷ giá áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan thì cơ quan hải quan thực hiện tính lại số thuế phải nộp theo tỷ giá được áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai.
2. Tỷ giá tính thuế thực hiện theo quy định tại Nghị định 08/2015/NĐ-CP .
a) Tổng cục Hải quan phối hợp với Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam để cập nhật tỷ giá ngoại tệ mua vào theo hình thức chuyển khoản của Hội sở chính tại thời điểm cuối ngày của ngày thứ năm hoặc tỷ giá cuối ngày của ngày làm việc liền kề trước ngày thứ năm trong trường hợp ngày thứ năm là ngày lễ, ngày nghỉ; công bố tỷ giá này trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan và cập nhật vào Hệ thống dữ liệu hải quan điện tử để áp dụng xác định tỷ giá tính thuế cho các tờ khai hải quan đăng ký trong tuần sau liền kề;
...
Như vậy, theo quy định, thời điểm tính thuế chống bán phá giá (trong thời hạn hiệu lực của Quyết định áp dụng của Bộ trưởng Bộ Công Thương) là ngày đăng ký tờ khai hải quan.
Trường hợp người nộp thuế kê khai, tính thuế trên tờ khai hải quan giấy trước ngày đăng ký tờ khai hải quan nhưng có tỷ giá khác với tỷ giá áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan thì cơ quan hải quan thực hiện tính lại số thuế phải nộp theo tỷ giá được áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai.
Tiền thuế chống bán phá giá nộp thừa được được hoàn trả cho đối tượng nộp thuế theo hình thức nào?
Tiền thuế chống bán phá giá nộp thừa được quy định tại khoản 6 Điều 39 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC) như sau:
Thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp
...
6. Xử lý tiền thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp nộp thừa
Số tiền thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp đã nộp theo Quyết định áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp tạm thời của Bộ trưởng Bộ Công Thương lớn hơn số tiền thuế phải nộp sau khi có Quyết định áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp chính thức của Bộ trưởng Bộ Công Thương được hoàn trả cho đối tượng nộp thuế từ tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan.
Thủ tục hoàn trả tiền thuế nộp thừa thực hiện theo quy định tại Điều 131 và Điều 132 Thông tư này.
7. Kê khai, thu thuế, nộp thuế, hoàn thuế đối với thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp thực hiện như đối với thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và pháp luật liên quan.
Như vậy, theo quy định, trường hợp tiền thuế chống bán phá giá nộp thừa thì được hoàn trả cho đối tượng nộp thuế từ tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thuế chống bán phá giá có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất? Hướng dẫn điền Mẫu đơn yêu cầu hủy Giấy chứng nhận?
- Pickleball là gì? Môn thể thao Pickleball có nguồn gốc từ đâu? Người hướng dẫn môn thể thao Pickleball cần đáp ứng điều kiện nào?
- Mẫu hợp đồng cho thuê nhà ở làm văn phòng mới nhất hiện nay là mẫu nào? Chủ đầu tư có được cho thuê nhà ở không?
- Khấu trừ thuế là gì? Trách nhiệm của người nộp thuế là ghi chép đầy đủ các hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, khấu trừ thuế?
- Toàn văn Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 khi nào có? Luật Thuế giá trị gia tăng hiện nay và Nghị định, Thông tư hướng dẫn thế nào?