Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng trái phiếu trước hạn được quy định thế nào? Cách tính thuế ra sao?
Đối tượng nào phải nộp thuế thu nhập cá nhân và phạm vi xác định thu nhập chịu thuế như thế nào?
Theo Điều 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa dổi bởi Điều 2 Thông tư 119/2014/TT-BTC quy định về đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân và phạm vi xác định thu nhập chịu thuế như sau:
- Người nộp thuế là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, Điều 2 Nghị định 65/2013/NĐ-CP, có thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 và Điều 3 Nghị định 65/2013/NĐ-CP.
- Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của người nộp thuế như sau:
+ Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập
+ Đối với cá nhân là công dân của quốc gia, vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định với Việt Nam về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và là cá nhân cư trú tại Việt Nam thì nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân được tính từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam (được tính đủ theo tháng) không phải thực hiện các thủ tục xác nhận lãnh sự để được thực hiện không thu thuế trùng hai lần theo Hiệp định tránh đánh thuế trùng giữa hai quốc gia.
+ Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.
Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng trái phiếu trước hạn được quy định thế nào?
Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng trái phiếu trước hạn được quy định thế nào?
Căn cứ điểm b khoản 4 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 25/2018/TT-BTC, quy định về các khoản thu nhập chịu thuế như sau:
Các khoản thu nhập chịu thuế
Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
...
4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn là khoản thu nhập cá nhân nhận được bao gồm:
a) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm cả công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên), công ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức khác.
b. Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, bao gồm: Thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định tại Khoản 1, Điều 6 của Luật Chứng khoán. Thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu của các cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định tại Khoản 2, Điều 6 của Luật Chứng khoán và Điều 120 của Luật Doanh nghiệp
c) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.
Theo đó, căn cứ các quy định trên, trường hợp cá nhân chuyển nhượng trái phiếu theo quy định của Luật Chứng khoán thì phải kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.
Hiện nay thì áp dụng với Luật Chứng khoán mới nhất là Luật Chứng khoán 2019.
Cách tính thuế đối với cá nhân chuyển nhượng trái phiếu trước hạn ra sao?
Căn cứ theo Điều 16 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định về cách tính thuế đối với cá nhân chuyển nhượng trái phiếu như sau:
- Thu nhập tính thuế: Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán được xác định là giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.
- Giá chuyển nhượng chứng khoán được xác định như sau:
+ Đối với chứng khoán của công ty đại chúng giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán, giá chuyển nhượng chứng khoán là giá thực hiện tại Sở Giao dịch chứng khoán. Giá thực hiện là giá chứng khoán được xác định từ kết quả khớp lệnh hoặc giá hình thành từ các giao dịch thỏa thuận tại Sở Giao dịch chứng khoán.
+ Đối với chứng khoán không thuộc trường hợp nêu trên, giá chuyển nhượng là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc giá thực tế chuyển nhượng hoặc giá theo sổ sách kế toán của đơn vị có chứng khoán chuyển nhượng tại thời điểm lập báo cáo tài chính gần nhất theo quy định của pháp luật về kế toán trước thời điểm chuyển nhượng.
- Thuế suất và cách tính thuế: Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán nộp thuế theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.
* Cách tính thuế:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần x Thuế suất 0,1%
Như vậy, số thuế thu nhập cá nhân được xác định bằng giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần nhân mức thuế suất 0,1% theo quy định tại Điều 16 Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính nêu trên.
Phạm Lan Anh
- Điều 16 Thông tư 92/2015/TT-BTC
- Luật Chứng khoán 2019
- Điều 4 Thông tư 25/2018/TT-BTC
- điểm b khoản 4 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC
- Điều 3 Nghị định 65/2013/NĐ-CP
- Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007
- Điều 2 Nghị định 65/2013/NĐ-CP
- Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007
- Điều 2 Thông tư 119/2014/TT-BTC
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thuế thu nhập cá nhân có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng giao khoán của hợp tác xã mới nhất? Hợp tác xã có được tự thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán không?
- Lịch đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 chính thức thế nào? Chế độ báo cáo về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025?
- Mua trả chậm và mua trả góp khác nhau thế nào? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi không thanh toán đúng hạn?
- Nhà nước có hỗ trợ hợp tác xã làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp hay không?
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?