Thương nhân có thể kinh doanh xuất khẩu gạo không cần phải có Giấy chứng nhận trong trường hợp nào?
- Thương nhân có thể kinh doanh xuất khẩu gạo không cần phải có Giấy chứng nhận trong trường hợp nào?
- Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có trách nhiệm như thế nào khi giá thóc, gạo hàng hóa tăng quá cao bất hợp lý?
- Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có trách nhiệm như thế nào trong việc đảm bảo chất lượng thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu?
Thương nhân có thể kinh doanh xuất khẩu gạo không cần phải có Giấy chứng nhận trong trường hợp nào?
Thương nhân có thể kinh doanh xuất khẩu gạo không cần có Giấy chứng nhận trong trường hợp nào phải căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 107/2018/NĐ-CP, nội dung như sau:
Điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
...
3. Thương nhân chỉ xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không cần đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại điểm a, điểm b khoản 1, khoản 2 Điều này, được xuất khẩu các loại gạo này không cần có Giấy chứng nhận, không phải thực hiện dự trữ lưu thông quy định tại Điều 12 và có trách nhiệm báo cáo theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này.
Khi thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu, thương nhân xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không có Giấy chứng nhận chỉ cần xuất trình cho cơ quan Hải quan bản chính hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền văn bản xác nhận, chứng nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc chứng thư giám định gạo xuất khẩu do tổ chức giám định cấp theo quy định của pháp luật về việc sản phẩm gạo xuất khẩu phù hợp với các tiêu chí, phương pháp xác định do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế hướng dẫn theo quy định tại điểm đ khoản 2, khoản 3 Điều 22 Nghị định này.
Theo quy định trên, thương nhân có thể kinh doanh xuất khẩu gạo không cần có Giấy chứng nhận trong trường hợp thương nhân chỉ xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng.
Thương nhân có thể kinh doanh xuất khẩu gạo không cần phải có Giấy chứng nhận trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có trách nhiệm như thế nào khi giá thóc, gạo hàng hóa tăng quá cao bất hợp lý?
Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có trách nhiệm như thế nào khi giá thóc, gạo hàng hóa tăng quá cao bất hợp lý phải căn cứ quy định tại Điều 15 Nghị định 107/2018/NĐ-CP, nội dung như sau:
Bình ổn giá thóc, gạo hàng hóa trong nước
1. Việc công bố và áp dụng các biện pháp bình ổn giá thóc, gạo thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.
2. Trường hợp giá thóc, gạo hàng hóa tăng quá cao bất hợp lý, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có trách nhiệm tổ chức hệ thống phân phối gạo, cung ứng ngay lượng gạo tồn kho và lượng gạo dự trữ lưu thông để bình ổn thị trường nội địa theo chỉ đạo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Trường hợp giá thóc, gạo hàng hóa giảm quá thấp bất hợp lý, không phù hợp với giá thóc định hướng quy định tại Điều 14 Nghị định này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Hiệp hội Lương thực Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định áp dụng biện pháp cụ thể để điều tiết thị trường, góp phần hạn chế thiệt hại cho người sản xuất.
4. Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bình ổn giá thóc, gạo quy định tại Điều này và được bù đắp các chi phí phát sinh theo quyết định, chỉ đạo của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Theo đó, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có trách nhiệm tổ chức hệ thống phân phối gạo, cung ứng ngay lượng gạo tồn kho và lượng gạo dự trữ lưu thông để bình ổn thị trường nội địa theo chỉ đạo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ngoài ra, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo còn có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bình ổn giá thóc, gạo khác và được bù đắp chi phí phát sinh.
Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có trách nhiệm như thế nào trong việc đảm bảo chất lượng thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu?
Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có trách nhiệm như thế nào trong việc đảm bảo chất lượng thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu phải căn cứ quy định tại Điều 17 Nghị định 107/2018/NĐ-CP, nội dung như sau:
Đảm bảo chất lượng thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu
1. Gạo xuất khẩu phải bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng, bao bì, ghi nhãn, đóng gói, bảo quản, truy xuất nguồn gốc theo quy định của nước nhập khẩu; trừ trường hợp nhà nhập khẩu có yêu cầu khác thì thực hiện theo yêu cầu của nhà nhập khẩu.
2. Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo và thương nhân xuất khẩu các mặt hàng gạo theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này có trách nhiệm thực hiện quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về sản xuất, chế biến, bảo quản thóc, gạo hàng hóa do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Như vậy, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có trách nhiệm thực hiện quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về sản xuất, chế biến, bảo quản thóc, gạo hàng hóa do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Hoàng Minh Hiến
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xuất khẩu gạo có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?
- Người có Chứng chỉ hành nghề dược có được cho người khác thuê Chứng chỉ hành nghề dược của mình không?
- Bộ chỉ số phục vụ chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên môi trường điện tử bao gồm những nhóm nào?
- Ngày 26 tháng 11 là ngày gì? Ngày 26 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 26 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?
- Báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh thôn, xã, khu dân cư năm 2024? Mẫu báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh 2024?