Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được sử dụng số tiền thu được từ việc định đoạt hàng hóa của khách hàng vào mục đích gì?
- Khi định đoạt hàng hóa của khách hàng, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có phải thông báo với họ không?
- Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được sử dụng số tiền thu được từ việc định đoạt hàng hóa của khách hàng vào mục đích gì?
- Trong quá trình cầm giữ hàng hóa, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể sử dụng hàng hóa đó không?
Khi định đoạt hàng hóa của khách hàng, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có phải thông báo với họ không?
Căn cứ Điều 239 Luật Thương mại 2005 quy định về quyền cầm giữ và định đoạt hàng hóa của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics như sau:
Quyền cầm giữ và định đoạt hàng hoá
1. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền cầm giữ một số lượng hàng hoá nhất định và các chứng từ liên quan đến số lượng hàng hoá đó để đòi tiền nợ đã đến hạn của khách hàng nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho khách hàng.
2. Sau thời hạn bốn mươi lăm ngày kể từ ngày thông báo cầm giữ hàng hoá hoặc chứng từ liên quan đến hàng hoá, nếu khách hàng không trả tiền nợ thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền định đoạt hàng hoá hoặc chứng từ đó theo quy định của pháp luật; trong trường hợp hàng hoá có dấu hiệu bị hư hỏng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền định đoạt hàng hoá ngay khi có bất kỳ khoản nợ đến hạn nào của khách hàng.
3. Trước khi định đoạt hàng hoá, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải thông báo ngay cho khách hàng biết về việc định đoạt hàng hoá đó.
...
Như vậy, theo quy định, trước khi định đoạt hàng hóa của khách hàng, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải thông báo ngay cho khách hàng biết về việc định đoạt hàng hóa đó.
Lưu ý: Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics chỉ được quyền định đoạt hàng hóa cầm giữ của khách hàng nếu sau thời hạn bốn mươi lăm ngày kể từ ngày thông báo cầm giữ hàng hoá hoặc chứng từ liên quan đến hàng hoá mà khách hàng không trả tiền nợ.
Hoặc trong trường hợp hàng hoá có dấu hiệu bị hư hỏng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền định đoạt hàng hóa ngay khi có bất kỳ khoản nợ đến hạn nào của khách hàng.
Khi định đoạt hàng hóa của khách hàng, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có phải thông báo với họ không? (Hình từ Internet)
Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được sử dụng số tiền thu được từ việc định đoạt hàng hóa của khách hàng vào mục đích gì?
Số tiền thu được từ việc định đoạt hàng hóa của khách hàng được quy định tại Điều 239 Luật Thương mại 2005 như sau:
Quyền cầm giữ và định đoạt hàng hoá
...
4. Mọi chi phí cầm giữ, định đoạt hàng hoá do khách hàng chịu.
5. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được sử dụng số tiền thu được từ việc định đoạt hàng hoá để thanh toán các khoản mà khách hàng nợ mình và các chi phí có liên quan; nếu số tiền thu được từ việc định đoạt vượt quá giá trị các khoản nợ thì số tiền vượt quá phải được trả lại cho khách hàng. Kể từ thời điểm đó, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm đối với hàng hoá hoặc chứng từ đã được định đoạt.
Theo đó, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics chỉ được sử dụng số tiền thu được từ việc định đoạt hàng hóa của khách hàng để thanh toán các khoản mà khách hàng nợ mình và các chi phí có liên quan.
Nếu số tiền thu được từ việc định đoạt hàng hóa vượt quá giá trị các khoản nợ thì số tiền vượt quá phải được trả lại cho khách hàng.
Kể từ thời điểm đó, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa hoặc chứng từ đã được định đoạt.
Trong quá trình cầm giữ hàng hóa, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể sử dụng hàng hóa đó không?
Nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics khi cầm giữ hàng hóa được quy định tại Điều 240 Luật Thương mại 2005 như sau:
Nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics khi cầm giữ hàng hóa
Khi chưa thực hiện quyền định đoạt hàng hoá theo quy định tại Điều 239 của Luật này, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics thực hiện quyền cầm giữ hàng hoá có các nghĩa vụ sau đây:
1. Bảo quản, giữ gìn hàng hoá;
2. Không được sử dụng hàng hoá nếu không được bên có hàng hoá bị cầm giữ đồng ý;
3. Trả lại hàng hoá khi các điều kiện cầm giữ, định đoạt hàng hoá quy định tại Điều 239 của Luật này không còn;
4. Bồi thường thiệt hại cho bên có hàng hoá bị cầm giữ nếu làm mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá cầm giữ.
Theo quy định trên thì khi cầm giữ hàng hóa, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải có nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn hàng hoá, không được sử dụng hàng hoá nếu không được bên có hàng hóa bị cầm giữ đồng ý.
Như vậy, trong quá trình cầm giữ hàng hóa, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể sử dụng hàng hóa đó nếu như được chủ hàng hóa bị cầm giữ đồng ý.
Lưu ý: Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải bồi thường thiệt hại cho bên có hàng hoá bị cầm giữ nếu làm mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá cầm giữ.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Dịch vụ logistics có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp đồng chìa khóa trao tay có phải là hợp đồng xây dựng không? Nội dung của hợp đồng chìa khóa trao tay gồm những gì?
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?
- Khai quyết toán thuế là gì? Thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là bao lâu?