Thương nhân sản xuất, chế biến khí dầu mỏ hóa lỏng có thể trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu khí khi nào?

Tôi có thắc mắc, thương nhân sản xuất, chế biến khí dầu mỏ hóa lỏng cần đáp ứng những điều kiện gì? Thương nhân sản xuất, chế biến khí dầu mỏ hóa lỏng có thể trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu khí khi nào? Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân sản xuất, chế biến khí dầu mỏ hóa lỏng gồm những gì? Câu hỏi của anh Kim Hưng tại Vũng Tàu?

Thương nhân sản xuất, chế biến khí dầu mỏ hóa lỏng cần đáp ứng những điều kiện gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 87/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Điều kiện đối với thương nhân sản xuất, chế biến khí
1. Điều kiện đối với thương nhân sản xuất, chế biến khí gồm:
a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Cơ sở sản xuất, chế biến khí được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép đầu tư xây dựng;
c) Dây chuyền, máy, thiết bị đã được kiểm định theo quy định;
d) Có phòng thử nghiệm chất lượng khí hoặc có hợp đồng thuê tối thiểu 01 năm của thương nhân, tổ chức có phòng thử nghiệm đủ năng lực thử nghiệm các chỉ tiêu theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
đ) Đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
...

Trong đó, theo khoản 1, khoản 2, khoản 6 Điều 3 Nghị định 87/2018/NĐ-CP giải thích như sau:

Khí quy định tại Nghị định này là khí dầu mỏ hóa lỏng, khí thiên nhiên hóa lỏng và khí thiên nhiên nén.
Khí dầu mỏ hóa lỏng là sản phẩm hydrocacbon có nguồn gốc dầu mỏ với thành phần chính là propan (công thức hóa học C3H8) hoặc butan (công thức hóa học C4H10) hoặc hỗn hợp của cả hai loại này, tên tiếng Anh: Liquefied Petroleum Gas (viết tắt là LPG); tại nhiệt độ, áp suất bình thường LPG ở thể khí và khí được nén đến một áp suất hoặc làm lạnh đến nhiệt độ nhất định LPG chuyển sang thể lỏng.
...
Sản xuất, chế biến khí là quá trình xử lý, chuyển hóa các nguyên liệu khí đồng hành, khí tự nhiên thành các sản phẩm khí.
...

Như vậy, điều kiện đối với thương nhân sản xuất, chế biến khí dầu mỏ hóa lỏng gồm:

- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;

- Cơ sở sản xuất, chế biến khí được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép đầu tư xây dựng;

- Dây chuyền, máy, thiết bị đã được kiểm định theo quy định;

- Có phòng thử nghiệm chất lượng khí hoặc có hợp đồng thuê tối thiểu 01 năm của thương nhân, tổ chức có phòng thử nghiệm đủ năng lực thử nghiệm các chỉ tiêu theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

- Đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.

dầu mỏ hóa lỏng

Thương nhân sản xuất, chế biến khí dầu mỏ hóa lỏng (Hình từ Internet)

Thương nhân sản xuất, chế biến khí dầu mỏ hóa lỏng có thể trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu khí khi nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 21 Nghị định 87/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Quyền và nghĩa vụ của thương nhân sản xuất, chế biến LPG/LNG/CNG
1. Có các quyền và nghĩa vụ như thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí quy định từ khoản 3 đến khoản 16 Điều 20 Nghị định này.
2. Trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu khí hoặc ủy quyền cho chi nhánh hoặc công ty con của thương nhân thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu khí khi đáp ứng đủ điều kiện của thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này.
3. Trước khi đưa sản phẩm do nhà máy sản xuất lưu thông lần đầu trên thị trường phải được kiểm tra, bảo đảm các quy định về tiêu chuẩn chất lượng, đo lường theo quy định của pháp luật.
4. Phải thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với sản phẩm khí do mình sản xuất, chế biến, pha chế khí. Trường hợp sử dụng phụ gia để sản xuất, chế biến, pha chế khí, thương nhân sản xuất, chế biến phải thông báo về Bộ Khoa học và Công nghệ tiêu chuẩn của phụ gia và cam kết bảo đảm chất lượng phụ gia không ảnh hưởng đến an toàn cho người, động vật, thực vật, môi trường và chất lượng khí.
5. Thường xuyên kiểm tra an toàn đối với máy, thiết bị, dây chuyền công nghệ để phát hiện và kịp thời khắc phục các dấu hiệu không bảo đảm an toàn trong quá trình sản xuất, chế biến khí.

Quyền và nghĩa vụ của thương nhân sản xuất, chế biến khí dầu mỏ hóa lỏng được quy định cụ thể trên.

Theo đó, thương nhân sản xuất, chế biến khí dầu mỏ hóa lỏng có thể trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu khí hoặc ủy quyền cho chi nhánh hoặc công ty con của thương nhân thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu khí khi đáp ứng đủ điều kiện của thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khi theo quy định tại Điều 6 Nghị định 87/2018/NĐ-CP.

Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân sản xuất, chế biến khí dầu mỏ hóa lỏng gồm những gì?

Theo khoản 16 Điều 3 Nghị định 87/2018/NĐ-CP giải thích như sau:

Cơ sở kinh doanh khí bao gồm: thương nhân sản xuất, chế biến khí; thương nhân xuất, nhập khẩu khí; thương nhân kinh doanh mua bán khí; thương nhân kinh doanh dịch vụ cho thuê cảng xuất, nhập khẩu khí, bồn chứa khí, kho chứa LPG chai, phương tiện vận chuyển khí; trạm nạp, trạm cấp khí; cửa hàng bán lẻ LPG chai; thương nhân sản xuất, sửa chữa chai LPG; thương nhân sản xuất chai LPG mini.

Căn cứ theo Điều 38 Nghị định 87/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 15 Nghị định 17/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân kinh doanh mua bán LPG/LNG/CNG
1. Giấy đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân kinh doanh mua bán LPG/LNG/CNG theo Mẫu số 03 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/hợp tác xã/hộ kinh doanh.
3. Bản sao Giấy chứng nhận kết quả kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bồn chứa.
4. Tài liệu chứng minh đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy.
5. Đối với thương nhân kinh doanh mua bán LPG chỉ có chai LPG hoặc thuê chai LPG, ngoài các giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều này phải bổ sung các giấy tờ sau:
a) Bản sao Giấy chứng nhận kiểm định chai LPG còn hiệu lực;
b) Bản sao Giấy chứng nhận hợp quy đối với chai LPG.
...

Như vậy, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân sản xuất, chế biến khí dầu mỏ hóa lỏng gồm những giấy tờ, tài liệu nêu trên.

Tải mẫu Giấy đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân kinh doanh mua bán LPG/LNG/CNG tại đây: Tải về.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khí dầu mỏ hóa lỏng

Mai Hoàng Trúc Linh

Khí dầu mỏ hóa lỏng
Hoạt động dầu khí
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Khí dầu mỏ hóa lỏng có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khí dầu mỏ hóa lỏng Hoạt động dầu khí
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thu hồi chi phí trong hoạt động dầu khí là gì? Tổ chức thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí có được đề xuất thu hồi chi phí không?
Pháp luật
Dầu đá phiến hoặc dầu sét là gì? Nhà nước có chính sách ưu đãi đầu tư đối với dự án dầu khí khai thác dầu đá phiến không?
Pháp luật
Dự án dầu khí là gì? Nhà nước có chính sách ưu đãi đầu tư đối với dự án dầu khí nào theo quy định?
Pháp luật
Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí có bắt buộc phải mua bảo hiểm đối với các phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí không?
Pháp luật
Tiêu chí về năng lực và kinh nghiệm khi lựa chọn nhà thầu trong hoạt động dầu khí được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hàng hóa nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí được miễn thuế nhập khẩu gồm những hàng hóa nào?
Pháp luật
Thời điểm xây dựng báo cáo đánh giá rủi ro trong hoạt động dầu khí được thực hiện khi nào? Mục đích của báo cáo đánh giá rủi ro để làm gì?
Pháp luật
Chính sách và mục tiêu về Môi trường trong hoạt động dầu khí là gì? Thời điểm xây dựng tài liệu chương trình quản lý an toàn khi nào?
Pháp luật
Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp trong hoạt động dầu khí được xây dựng khi nào? Để phân loại tình huống khẩn cấp này thì cần căn cứ vào đâu?
Pháp luật
Nước thải sinh hoạt trong hoạt động dầu khí trên biển phải được thu gom, xử lý trước khi xả thải tại vị trí nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào