Thủy lợi nhỏ là công trình thủy lợi có quy mô như thế nào? Phát triển thủy lợi nhỏ phải đảm bảo các yêu cầu gì?
Thủy lợi nhỏ là công trình thủy lợi có quy mô như thế nào?
Thủy lợi nhỏ được giải thích tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 77/2018/NĐ-CP như sau:
Thủy lợi nhỏ là công trình thủy lợi có nhiệm vụ tích trữ nước, cấp nước, tưới, tiêu, thoát nước có quy mô nhỏ hơn: 20 ha đối với vùng miền núi cả nước; 50 ha đối với vùng Trung du, Tây Nguyên; 100 ha đối với vùng đồng bằng; 300 ha đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Theo quy định trên, thủy lợi nhỏ là công trình thủy lợi có nhiệm vụ tích trữ nước, cấp nước, tưới, tiêu, thoát nước có quy mô nhỏ hơn:
- 20 ha đối với vùng miền núi cả nước;
- 50 ha đối với vùng Trung du, Tây Nguyên;
- 100 ha đối với vùng đồng bằng;
- 300 ha đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Công trình thủy lợi nhỏ (Hình từ Internet)
Phát triển thủy lợi nhỏ phải đảm bảo các yêu cầu gì?
Phát triển thủy lợi nhỏ phải đảm bảo các yêu cầu được quy định tại Điều 49 Luật Thủy lợi 2017 như sau:
Yêu cầu phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng
1. Phù hợp với quy hoạch thủy lợi và các quy hoạch liên quan được phê duyệt.
2. Bảo đảm cơ sở hạ tầng thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật tưới, tiêu tiên tiến, hiện đại, đồng bộ, khép kín, phục vụ cho nhu cầu sử dụng nước đa dạng trong nông nghiệp; chủ động tiêu nước cho sản xuất và dân sinh.
3. Áp dụng công nghệ, giải pháp kỹ thuật tiên tiến, tiết kiệm nước, chống thất thoát nước trong đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác.
4. Tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi có trách nhiệm phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng.
Như vậy, phát triển thủy lợi nhỏ phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Phù hợp với quy hoạch thủy lợi và các quy hoạch liên quan được phê duyệt.
- Bảo đảm cơ sở hạ tầng thủy lợi nhỏ đáp ứng yêu cầu kỹ thuật tưới, tiêu tiên tiến, hiện đại, đồng bộ, khép kín, phục vụ cho nhu cầu sử dụng nước đa dạng trong nông nghiệp; chủ động tiêu nước cho sản xuất và dân sinh.
- Áp dụng công nghệ, giải pháp kỹ thuật tiên tiến, tiết kiệm nước, chống thất thoát nước trong đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác.
- Tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi có trách nhiệm phát triển thủy lợi nhỏ.
Tổ chức thủy lợi cơ sở quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ có các loại hình nào?
Tổ chức thủy lợi cơ sở quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ có các loại hình được quy định tại Điều 50 Luật Thủy lợi 2017 như sau:
Quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng
1. Tổ chức thủy lợi cơ sở quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, bao gồm các loại hình sau đây:
a) Hợp tác xã;
b) Tổ hợp tác.
2. Tổ chức thủy lợi cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về hợp tác xã, dân sự và điều lệ hoặc quy chế được đa số thành viên của tổ chức thông qua và Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; toàn bộ người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi là thành viên của tổ chức thủy lợi cơ sở.
3. Tổ chức thủy lợi cơ sở trực tiếp quản lý, khai thác hoặc lựa chọn tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng.
4. Khi các tổ chức thủy lợi cơ sở có đủ năng lực thì thành lập liên hiệp các tổ chức thủy lợi cơ sở để nhận chuyển giao quản lý hệ thống dẫn, chuyển nước đấu nối với hệ thống thủy lợi nội đồng.
5. Đối với địa phương chưa thành lập được tổ chức thủy lợi cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức thủy lợi cơ sở.
6. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, tổ chức thủy lợi cơ sở quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ bao gồm các loại hình sau đây:
- Hợp tác xã;
- Tổ hợp tác.
Kinh phí hoạt động thủy lợi nhỏ gồm những khoản nào?
Kinh phí hoạt động thủy lợi nhỏ được quy định tại Điều 51 Luật Thủy lợi 2017 như sau:
Kinh phí hoạt động thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng
1. Kinh phí hoạt động thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi đóng góp;
b) Hỗ trợ của Nhà nước;
c) Tổ chức, cá nhân khác đầu tư.
2. Kinh phí hỗ trợ của Nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thực hiện thông qua tổ chức thủy lợi cơ sở.
3. Các thành viên của tổ chức thủy lợi cơ sở thoả thuận mức chi phí phải đóng góp cho tổ chức thủy lợi cơ sở theo nguyên tắc đa số, tính đúng, tính đủ.
4. Chính phủ quy định việc hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng.
Theo quy định trên, kinh phí hoạt động thủy lợi nhỏ bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi đóng góp;
- Hỗ trợ của Nhà nước;
- Tổ chức, cá nhân khác đầu tư.
Kinh phí hỗ trợ của Nhà nước thực hiện thông qua tổ chức thủy lợi cơ sở.
Các thành viên của tổ chức thủy lợi cơ sở thoả thuận mức chi phí phải đóng góp cho tổ chức thủy lợi cơ sở theo nguyên tắc đa số, tính đúng, tính đủ.
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công trình thủy lợi có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?