Tiền cấp dưỡng cho con sau ly hôn được quy định như thế nào? Con đủ 18 tuổi thì cha được chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng đúng không?
Sau ly hôn nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
"Điều 110. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con
Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con."
Theo đó, sau ly hôn nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với chưa 18 tuổi được quy định như trên.
Cấp dưỡng sau ly hôn (Hình từ Internet)
Tiền cấp dưỡng cho con sau ly hôn đến khi 18 tuổi được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định mức cấp dưỡng như sau:
"Điều 116. Mức cấp dưỡng
1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết."
Đối chiếu quy định trên, theo thông tin bạn thắc mắc, pháp luật hiện nay không có quy định mức cấp dưỡng quy ra số tiền cụ thể.
Mà do các bên sẽ tự thỏa thuận mức cấp dưỡng căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng.
Trong trường hợp không thỏa thuận được thì mức cấp dưỡng này sẽ do tòa án giải quyết sau khi có yêu cầu.
Sau ly hôn con đủ 18 tuổi thì cha được chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng chưa?
Theo khoản 1 Điều 118 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
"Điều 118. Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng
Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
2. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
3. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
4. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
5. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;
6. Trường hợp khác theo quy định của luật."
Như vậy, cha được chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng khi con đủ 18 tuổi và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình.
Trốn cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn thì bị xử lý như thế nào?
Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 64 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm quy định trong lĩnh vực thi hành án dân sự như sau:
"Điều 64. Hành vi vi phạm quy định trong lĩnh vực thi hành án dân sự
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện công việc phải làm theo bản án, quyết định;
b) Không chấm dứt thực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết định;
c) Trì hoãn thực hiện nghĩa vụ thi hành án trong trường hợp có điều kiện thi hành án;
d) Cung cấp chứng cứ sai sự thật cho cơ quan thi hành án dân sự.
[...]"
Bên cạnh đó, Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi khoản 37 Điều 1 Bộ luật Hình sự sửa đổi 2017 quy định cụ thể về tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:
"Điều 186. Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng
Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định của Tòa án mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm."
Theo đó, trường hợp nếu có hành vi không cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn theo bản án, quyết định của Tòa án sẽ bị áp dụng mức phạt hành chính từ 03 - 05 triệu đồng.
Đồng thời, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng làm cho người được cấp dưỡng lâm tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm
Lê Thanh Ngân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ly hôn có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về phiếu đánh giá chất lượng, xếp loại Đảng viên cuối năm? 03 bước đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm chuẩn?
- Ngày Pháp luật 9 tháng 11 có thể được tổ chức dưới hình thức nào? Cơ quan nào sẽ có trách nhiệm tổ chức Ngày pháp luật?
- Mẫu 02A, 02B Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên 2024 tải về? Cách viết mẫu Bản kiểm điểm cá nhân năm 2024 của Đảng viên ra sao?
- Trong hoạt động đăng ký môi trường, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm gì? Thời điểm đăng ký môi trường là khi nào?
- Ảnh chụp lén là gì? Người bị chụp ảnh lén có thể yêu cầu bồi thường những khoản thiệt hại khi danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm?