Nghĩa vụ và quyền nuôi dưỡng con nhỏ đối với người cha được quy định ra sao? Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con nhỏ trong những trường hợp nào?
Bạn gái không cho nhận con thì có phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng con không?
Theo quy định tại Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn như sau:
"Điều 14. Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.
2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn."
Bên cạnh đó tại Điều 15, Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết như sau:
- Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.
- Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.
Theo đó, nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn mặc dù không phát sinh quyền, nghĩa vụ với nhau nhưng vẫn xác lập quyền, nghĩa vụ với con chung. Khi đó, cha mẹ đều có quyền nuôi dưỡng, chăm sóc, yêu thương và giáo dục con.
Quyền của cha mẹ với con được pháp luật tôn trọng và bảo vệ, không ai có thể tước đi. Những quyền trên chỉ bị hạn chế một phần nếu cha hoặc mẹ không đủ tư cách, không đủ khả năng nhận thức, làm ảnh hưởng đến sự phát triển và quyền lợi hợp pháp của con. Dù bị hạn chế một phần nhưng quyền nhận con không thể bị ngăn cấm.
Như vậy, bạn hoàn toàn có quyền nhận con và thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng con bình thường.
Nghĩa vụ và quyền nuôi dưỡng con nhỏ đối với người cha được quy định ra sao? Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con nhỏ trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Nghĩa vụ và quyền nuôi dưỡng con nhỏ đối với người cha được quy định ra sao?
Về nuôi con theo Điều 71, Điều 72 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Quyền nuôi con chỉ bị hạn chế trong trường hợp cha hoặc mẹ bị kết án về tội Cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con hoặc vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ với con. Cha mẹ có lối sống đồi trụy hoặc xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, đạo đức xã hội cũng sẽ bị hạn chế quyền này.
Như vậy, nếu bạn không thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì hoàn toàn có quyền nuôi dưỡng con. Trường hợp bị bạn gái cản trở không cho nhận con hoặc hai bên không thỏa thuận được về việc ai là người trực tiếp nuôi con, bạn có thể yêu cầu tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con nhỏ của người cha trong những trường hợp nào?
Theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn thì trường hợp con dưới 36 tháng tuổi thì sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện nuôi dưỡng, giáo dục. Con từ 36 tháng đến 7 tuổi, cha mẹ có quyền ngang nhau, toà sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố để quyết định như khả năng nuôi con, kinh tế, hoàn cảnh, tư cách,.. Nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì sẽ xem xét nguyện vọng của con.
Nếu không giành được quyền nuôi con, cha hoặc mẹ vẫn có nghĩa vụ cấp dưỡng. Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt khi con trên 18 tuổi, có khả năng lao động hoặc có tài sản tự nuôi mình.
Phạm Lan Anh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nghĩa vụ cấp dưỡng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thay thế tờ khai hải quan bằng chứng từ trong hồ sơ hải quan được không? Thời hạn nộp chứng từ có liên quan thuộc hồ sơ hải quan?
- Điều dưỡng hạng 4 phải tốt nghiệp trình độ gì? Mã số chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng 4? Hệ số lương của điều dưỡng hạng 4?
- Mẫu đề cương báo cáo nội dung về công tác thanh tra định kỳ mới nhất? Có bao nhiêu nguyên tắc hoạt động thanh tra?
- Trong chiến dịch Đông Xuân 1953 1954 Liên quân Việt Lào giải phóng thị xã Thà Khẹt vào thời gian nào?
- Có được trừ ngày nghỉ phép năm vào lịch nghỉ Tết âm lịch của người lao động tại các doanh nghiệp không?