Tiền chậm nộp tiền thuế với tiền chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế khác nhau như thế nào?
- Trường hợp nào phải nộp tiền chậm nộp thuế và tiền chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế?
- Mức nộp tiền chậm nộp tiền thuế với tiền chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế là bao nhiêu?
- Có được miễn tiền chậm nộp tiền thuế với tiền phạt chậm nộp thuế vi phạm hành chính về thuế trong trường hợp bất khả kháng?
Trường hợp nào phải nộp tiền chậm nộp thuế và tiền chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế?
Tiền chậm nộp thuế: được đặt ra khi tổ chức, cá nhân là người nộp thuế có nghĩa vụ khai, nộp thuế nhưng thực hiện nghĩa vụ thuế không đúng thời hạn quy định.
- Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019 quy định các trường hợp phải nộp tiền chậm nộp thuế gồm:
+ Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn theo quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn ghi trong quyết định ấn định thuế hoặc quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế.
+ Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế mà làm tăng số tiền thuế phải nộp hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện khai thiếu số thuế phải nộp thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế phải nộp tăng thêm.
- Thời gian tính tiền chậm nộp được tính kể từ ngày kế tiếp ngày cuối cùng thời hạn nộp thuế của kỳ tính thuế có sai, sót hoặc kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế của tờ khai hải quan ban đầu.
+ Trường hợp được nộp dần tiền thuế nợ quy định tại khoản 5 Điều 124 Luật Quản lý thuế 2019.
+ Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế mà làm giảm số tiền thuế đã được hoàn trả hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện số tiền thuế được hoàn trả nhỏ hơn số tiền thuế đã hoàn thuế thì phải nộp tiền chậm nộp với số tiền thuế đã hoàn trả phải thu hồi kể từ ngày nhận được tiền hoàn trả từ ngân sách.
+ Trường hợp người nộp thuế không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế do hết thời hiệu xử phạt nhưng bị truy thu số tiền thuế thiếu quy định khoản 3 Điều 137 Luật Quản lý thuế 2019.
+ Trường hợp người nộp thuế không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế với hành vi quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 142 Luật Quản lý thuế 2019.
+ Cơ quan, tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế mà chậm chuyển tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt của người nộp thuế vào ngân sách thì phải nộp tiền chậm nộp với số tiền chậm chuyển theo quy định.
- Ngoài ra, pháp luật cũng quy định về những trường hợp không tính tiền chậm nộp tiền thuế thì tại khoản 5 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019 bao gồm:
+ Người nộp thuế cung ứng hàng hóa, dịch vụ được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, bao gồm cả nhà thầu phụ được quy định trong hợp đồng ký với chủ đầu tư và được chủ đầu tư trực tiếp thanh toán nhưng chưa được thanh toán thì không phải nộp tiền chậm nộp.
Số tiền nợ thuế không tính chậm nộp là tổng số tiền thuế còn nợ ngân sách nhà nước của người nộp thuế nhưng không vượt quá số tiền ngân sách nhà nước chưa thanh toán;
+ Các trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 55 Luật Quản lý thuế 2019 thì không tính tiền chậm nộp trong thời gian chờ kết quả phân tích, giám định; trong thời gian chưa có giá chính thức; trong thời gian chưa xác định được khoản thực thanh toán, các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan.
Tiền chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế: được đặt ra khi cá nhân chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 42 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
Ngoài ra, khoản 2 Điều 42 Nghị định 125/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 102/2021/NĐ-CP) cũng có quy định không tính tiền chậm nộp tiền phạt trong các trường hợp sau:
- Trong thời gian được hoãn thi hành quyết định phạt tiền;
- Trong thời gian xem xét, quyết định giảm, miễn tiền phạt;
- Số tiền phạt chưa đến hạn nộp trong trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần.
Tiền chậm nộp tiền thuế với tiền chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế khác nhau như thế nào?
Mức nộp tiền chậm nộp tiền thuế với tiền chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế là bao nhiêu?
- Căn cứ khoản 2 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019 quy định mức tính tiền chậm nộp tiền thuế và thời gian tính tiền chậm nộp như sau:
Xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế
...
2. Mức tính tiền chậm nộp và thời gian tính tiền chậm nộp được quy định như sau:
a) Mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp;
b) Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp quy định tại khoản 1 Điều này đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước.
Như vậy, tiền chậm nộp 01 ngày được tính bằng công thức:
Mức tính tiền chậm nộp = 0,03% x Số tiền thuế chậm nộp.
- Còn đối với việc tính tiền chậm nộp tiền phạt được quy định tại khoản 1 Điều 42 Nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:
Tiền chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
1. Tính tiền chậm nộp tiền phạt
a) Tổ chức, cá nhân chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì bị tính tiền chậm nộp tiền phạt theo mức 0,05%/ngày tính trên số tiền phạt chậm nộp.
b) Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày kế tiếp ngày hết thời hạn nộp tiền phạt đến ngày liền kề trước ngày tổ chức, cá nhân nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước.
Như vậy, tiền chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế 01 ngày được tính bằng công thức:
Tiền chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế = 0,05% x Số tiền phạt chậm nộp.
Có được miễn tiền chậm nộp tiền thuế với tiền phạt chậm nộp thuế vi phạm hành chính về thuế trong trường hợp bất khả kháng?
- Về việc miễn tiền chậm nộp, căn cứ khoản 8 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định:
Xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế
...
8. Người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp theo quy định tại khoản 1 Điều này được miễn tiền chậm nộp trong trường hợp bất khả kháng quy định tại khoản 27 Điều 3 của Luật này.
- Về việc miễn tiền phạt vi phạm hành chính về thuế căn cứ khoản 1 Điều 43 Nghị định 125/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 102/2021/NĐ-CP) có quy định như sau:
Miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
...
1. Các trường hợp miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn; thẩm quyền, trình tự, thủ tục miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thực hiện theo quy định tại Điều 77 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 38 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 2, 3, 4, 5 Điều này.
Như vậy, hiện nay trong trường hợp bất khả kháng người nộp thuế có thể được miễn tiền chậm nộp tiền thuế với tiền phạt chậm nộp thuế vi phạm hành chính về thuế nếu thỏa mãn các điều kiện tại những quy định nêu trên.
Trần Thị Nguyệt Mai
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chậm nộp tiền thuế có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa môn Địa lý thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 (HSA) có đáp án thế nào?
- Mẫu Điều lệ hội từ ngày 26/11/2024 như thế nào? Tải về mẫu Điều lệ hội mới nhất theo Nghị định 126?
- Việc khám nơi cất giấu tài liệu liên quan đến hành vi trốn thuế được tiến hành khi nào? Quyết định bởi ai?
- Giải pháp ngăn chặn phòng chống gian lận bán hóa đơn trái phép theo yêu cầu mới nhất Tổng Cục thuế?
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho cá nhân đối với Chuyên đề Văn hóa thể thao?