Tiền thưởng Tết Âm lịch, tiền lương tháng 13 có phải đóng thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không?

Tôi tên Hà Thanh. Cuối tháng 1 vừa rồi, công ty trả cùng lúc tiền lương tháng 13 và tiền thưởng Tết Âm lịch năm 2022. Tôi muốn hỏi hai khoản tiền này có phải đóng thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không? Văn bản nào có quy định? Mong nhận được tư vấn cụ thể.

Tiền thưởng Tết Âm lịch, tiền lương tháng 13 có phải là khoản thu nhập mang tính chất tiền lương, tiền công không?

Pháp luật hiện hành không có quy định chi tiết về tiền lương tháng 13, tiền thưởng Tết Âm lịch. Tuy nhiên, xét về bản chất, tiền lương tháng 13, tiền thưởng Tết Âm lịch là khoản thưởng theo Điều 104 Bộ luật Lao động 2019:

"1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở."

Khoản thưởng này được người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động. Như vậy, tiền lương tháng 13, tiền thưởng Tết Âm lịch là khoản thu nhập có tính chất tiền lương, tiền công.

Tiền thưởng Tết Âm lịch, tiền lương tháng 13 có phải đóng thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không?

Tiền thưởng Tết Âm lịch, tiền lương tháng 13 có phải đóng thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không?

Tiền thưởng Tết Âm lịch, tiền lương tháng 13 có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?

Tại điểm a khoản 2 điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012) thu nhập chịu thuế được quy định như sau:

“2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm:

a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;

b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản: phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật; trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động; trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.”

Như vậy, người lao động nhận tiền lương tháng 13, tiền thưởng Tết Âm lịch phải có trách nhiệm đóng thuế thu nhập cá nhân theo quy định.

Tiền thưởng Tết Âm lịch, tiền lương tháng 13 có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?

Căn cứ Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định cụ thể như sau:

- Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.

- Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.

- Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.

- Chính phủ quy định chi tiết việc truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động, người sử dụng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.

Đồng thời, tại khoản 3 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi bởi khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH) quy định về tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:

"3. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động quy định tại tiết c2 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH."

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác như tiền thưởng theo quy định tại Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ.... Như vậy, khoản thu nhập từ tiền lương tháng 13, tiền thưởng Tết Âm lịch không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thuế thu nhập cá nhân

Phạm Lan Anh

Thuế thu nhập cá nhân
Bảo hiểm xã hội
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thuế thu nhập cá nhân có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuế thu nhập cá nhân Bảo hiểm xã hội
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nhận những loại quà tặng có giá trị lớn thì có phải chịu thuế thu nhập cá nhân không? Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với quà tặng quy định thế nào?
Pháp luật
Danh sách đơn vị chậm đóng BHXH tại TPHCM tính đến tháng 10 2024? Xem chi tiết danh sách đơn vị chậm đóng BHXH tại TPHCM ở đâu?
Pháp luật
Mẫu Bảng kê thu nhập chịu thuế và thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công theo Thông tư 20?
Pháp luật
Mẫu phụ lục thu nhập từ tiền lương, tiền công kèm theo tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân mới nhất?
Pháp luật
Thời hạn nộp hồ sơ chuyển tiền đóng BHXH, BHYT, cấp giá trị sử dụng thẻ BHYT năm 2025 tại TPHCM theo Công văn 8217 thế nào?
Pháp luật
File excel tính thuế thu nhập cá nhân theo mức giảm trừ gia cảnh mới nhất? Tải file excel tính thuế TNCN ở đâu?
Pháp luật
Mức lương tối thiểu đóng BHXH năm 2024 từ 1/7/2024 của NLĐ có tăng khi tăng lương tối thiểu không?
Pháp luật
Ngày 20 tháng 11 là ngày gì trong lĩnh vực thuế? Có thể nộp hồ sơ khai thuế, tiền thuế vào ngày nghỉ?
Pháp luật
Bệnh viện tư cấp Giấy chứng nhận nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội có hợp lệ không? Quy định về hình thức cấp và cách ghi nội dung Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội như thế nào?
Pháp luật
Thể thao điện tử là gì? Tuyển thủ thi đấu thể thao điện tử nhận được tiền vô địch giải đấu có phải đóng thuế không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào