Tiếp viên hàng không bị điều tra vụ án hình sự nhưng đã được trả tự do thì có được tiếp tục công việc hay không?
- Không đủ yếu tố để cấu thành tội phạm thì người bị tạm giữ sẽ được thả trong thời hạn bao nhiêu ngày?
- Tiếp viên hàng không có bị cấm đi khỏi nơi cư trú trong thời gian phối hợp điều tra với cơ quan có thẩm quyền hay không?
- Tiếp viên hàng không bị điều tra vụ án hình sự nhưng đã được trả tự do thì có được tiếp tục công việc hay không?
Không đủ yếu tố để cấu thành tội phạm thì người bị tạm giữ sẽ được thả trong thời hạn bao nhiêu ngày?
Căn cứ Điều 118 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thời hạn tạm giữ như sau:
Thời hạn tạm giữ
1. Thời hạn tạm giữ không quá 03 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú.
2. Trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 03 ngày. Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 03 ngày.
Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận hồ sơ đề nghị gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.
3. Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ; trường hợp đã gia hạn tạm giữ thì Viện kiểm sát phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
4. Thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam. Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam.
Theo quy định trên thì thời hạn tạm giữ để điều tra vụ án hình sự là không quá 03 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú.
Nếu sau thời hạn 03 ngày mà cơ quan điều tra không đủ chứng cứ để cấu thành tội phạm đối với người bị tạm giữ thì người bị tạm giữ sẽ được trả tự do.
Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 03 ngày.
Tiếp viên hàng không bị điều tra vụ án hình sự nhưng đã được trả tự do thì có được tiếp tục công việc hay không? (Hình từ Internet)
Tiếp viên hàng không có bị cấm đi khỏi nơi cư trú trong thời gian phối hợp điều tra với cơ quan có thẩm quyền hay không?
Căn cứ Điều 123 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về trường hợp cấm đi khỏi nơi cư trú như sau:
Cấm đi khỏi nơi cư trú
1. Cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.
2. Bị can, bị cáo bị cấm đi khỏi nơi cư trú phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ:
a) Không đi khỏi nơi cư trú nếu không được cơ quan đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú cho phép;
b) Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;
c) Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;
d) Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.
Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản này thì bị tạm giam.
3. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Đồn trưởng Đồn biên phòng có quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.
4. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.
...
Theo quy định thì biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.
Trong trường hợp tiếp viên hàng không được trả tự do do không đủ yếu tố để cấu thành tội phạm (chưa phải bị can, bị cáo) nên không thể áp dụng biện pháp cấm đi khởi nơi cư trú được.
Tiếp viên hàng không bị điều tra vụ án hình sự nhưng đã được trả tự do thì có được tiếp tục công việc hay không?
Nhân viên hàng không bị tạm đình chỉ ngay công việc trong các trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 23/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ 01/09/2023) như sau:
Xử lý kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không
1. Người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không có hành vi vi phạm kỷ luật lao động đặc thù.
2. Nhân viên hàng không bị tạm đình chỉ ngay công việc trong các trường hợp sau:
a) Vi phạm các quy định, nội quy lao động gây sự cố, tai nạn, uy hiếp an toàn, an ninh hàng không;
b) Bị điều tra, khởi tố trong các vụ án hình sự;
c) Tự ý bỏ vị trí làm việc;
d) Uống rượu, bia trong giờ làm việc hoặc có nồng độ cồn trong máu, hơi thở trong khi thực hiện nhiệm vụ;
đ) Trộm cắp, chiếm đoạt trái phép tài sản của tổ chức, cá nhân;
e) Lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu, vận chuyển trái phép người, tài sản, hàng hóa;
g) Sử dụng hoặc có kết quả dương tính đối với các chất ma túy hoặc chất kích thích không được phép sử dụng khác theo quy định;
h) Đánh bạc, gây rối, làm mất an ninh, trật tự tại nơi làm việc.
3. Việc tạm đình chỉ ngay được người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền thực hiện bằng lời nói tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm nêu tại khoản
2 Điều này. Trong thời hạn 48 giờ kể từ khi tạm đình chỉ bằng lời nói, người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền phải ban hành quyết định tạm đình chỉ, trong đó xác định rõ thời hạn tạm đình chỉ. Thời hạn tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 2 Điều 128 Bộ luật Lao động và được tính kể từ thời điểm thực hiện bằng lời nói.
Như đã nêu trên thì không thể áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đối với trường hợp tiếp viên hàng không được trả do do không đủ yếu tố để cấu thành tội phạm.
Bên cạnh đó, pháp luật quy định tiếp viên hàng không bị tạm đình chỉ ngay công việc trong trường hợp bị điều tra, khởi tố trong các vụ án hình sự.
Như vậy, tiếp viên hàng không bị điều tra vụ án hình sự nhưng đã được trả tự do thì vẫn có thể được tiếp tục công việc của mình.
Trước đây, căn cứ điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư 46/2013/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ 01/09/2023) quy định về trường hợp tiếp viên hàng không bị tạm đình chỉ công việc như sau:
Quy định về tạm đình chỉ công việc đối với nhân viên hàng không
1. Nhân viên hàng không bị tạm đình chỉ công việc đang đảm nhận trong các trường hợp sau:
a) Vi phạm các quy định, nội quy gây uy hiếp an toàn, an ninh hàng không;
b) Bị điều tra, khởi tố trong các vụ án hình sự;
c) Tự ý bỏ vị trí làm việc;
d) Uống rượu, bia trong giờ làm việc hoặc có nồng độ cồn trong máu, hơi thở trong khi thực hiện nhiệm vụ;
đ) Trộm cắp, chiếm đoạt trái phép tài sản của tổ chức, cá nhân;
e) Lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu, vận chuyển trái phép người, tài sản, hàng hóa;
g) Sử dụng hoặc có kết quả dương tính đối với các chất ma túy hoặc chất kích thích không được phép sử dụng khác theo quy định;
h) Đánh bạc, gây rối, làm mất an ninh, trật tự tại nơi làm việc.
2. Thời gian tạm đình chỉ, chế độ tiền lương trong thời gian tạm đình chỉ được thực hiện theo quy định tại Bộ luật Lao động.
Như đã nêu trên thì không thể áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đối với trường hợp tiếp viên hàng không được trả do do không đủ yếu tố để cấu thành tội phạm.
Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định tiếp viên hàng không chỉ bị cấm đình thực hiện công viên khi bị điều tra, khởi tố trong các vụ án hình sự mà thôi. Như vậy, tiếp viên hàng không sau thời gian tạm giữ thì có thể tiếp tục công việc của mình.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tiếp viên hàng không có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?