Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi nâng ngạch công chức? Tổ chức thi nâng ngạch công chức được quy định như thế nào?
Nâng ngạch công chức là gì?
Căn cứ khoản 8 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định về nâng ngạch công chức như sau:
“1. Việc nâng ngạch công chức phải căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị và được thực hiện thông qua thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch.
2. Công chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch cao hơn thì được đăng ký dự thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch.
3. Việc thi nâng ngạch, xét nâng ngạch phải bảo đảm nguyên tắc cạnh tranh, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
4. Công chức trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch được bổ nhiệm vào ngạch công chức cao hơn và được xem xét bố trí vào vị trí việc làm tương ứng.”
Như vậy, để được thi nâng ngạch thì công chức phải căn cứ vào vị trí làm việc, phù hợp với cơ cấu ngạch của công chức. Bên cạnh đó phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện để xem xét; Việc thi nâng ngạch, xét nâng ngạch phải bảo đảm nguyên tắc. Bên cạnh đó, công chức trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch được bổ nhiệm vào ngạch công chức cao hơn và được xem xét bố trí vào vị trí việc làm tương ứng.
Điều kiện dự thi công chức
Hiện nay có những ngạch công chức nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 42 Luật cán bộ, công chức 2008 (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) quy định về ngạch công chức như sau:
- Chuyên viên cao cấp và tương đương;
- Chuyên viên chính và tương đương;
- Chuyên viên và tương đương;
- Cán sự và tương đương;
- Nhân viên;
- Ngạch khác theo quy định của Chính phủ;
Tiêu chuẩn và điều kiện để đăng ký dư thi nâng ngạch công chức ra sao?
Căn cứ khoản 9 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật viên chức sửa đổi 2019 có quy định về tiêu chuẩn và điều kiện để đăng ký dư thi nâng ngạch công chức như sau:
“1. Công chức dự thi nâng ngạch phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
a) Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi nâng ngạch; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật quy định tại Điều 82 của Luật này;
b) Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch công chức cao hơn ngạch công chức hiện giữ trong cùng ngành chuyên môn;
c) Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ của ngạch công chức đăng ký dự thi;
d) Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu đối với từng ngạch công chức.
2. Công chức đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này thì được xét nâng ngạch công chức trong các trường hợp sau đây:
a) Có thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ trong thời gian giữ ngạch công chức hiện giữ, được cấp có thẩm quyền công nhận;
b) Được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gắn với yêu cầu của vị trí việc làm.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Như vậy, bạn thấy rằng khi bạn muốn thi nâng ngạch công chức năm 2022 thì bạn phải đáp ứng các điều kiện và tiêu chuẩn cụ thể được quy định ở trên để có thể đảm bảo rằng bạn đủ điều kiện để được tham gia thi nâng ngạch cho mình.
Tổ chức thi nâng ngạch công chức được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 10 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định về việc tổ chức thi nâng ngạch công chức như sau:
“1. Nội dung và hình thức thi nâng ngạch, xét nâng ngạch công chức phải phù hợp với yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch, bảo đảm lựa chọn công chức có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo tiêu chuẩn của ngạch và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
2. Chính phủ quy định thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch, xét nâng ngạch công chức phù hợp với phân cấp quản lý công chức trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội.”
Như vậy, bạn thấy rằng việc tổ chức thi nâng ngạch phải đảm bảo nội dung và hình thức thi phù hợp với yêu cầu về chuyên môn đảm bảo được tiêu chuẩn của ngạch và đáo ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Lê Đình Khôi
- khoản 10 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019
- khoản 9 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật viên chức sửa đổi 2019
- khoản 7 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019
- khoản 1 Điều 42 Luật cán bộ, công chức 2008
- khoản 8 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nâng ngạch công chức có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?