Tổ chức được giao quản lý tài nguyên rừng có trách nhiệm gì trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí?
Việc quản lý tài nguyên rừng của tổ chức cần bảo đảm những yêu cầu gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 50 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 23 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định về quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên rừng như sau:
Quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên rừng
1. Việc quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên rừng của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân phải bảo đảm:
a) Phù hợp với chiến lược phát triển lâm nghiệp, quy hoạch lâm nghiệp và kế hoạch phát triển lâm nghiệp, quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
b) Bảo vệ, chống cháy rừng và phát triển bền vững tài nguyên rừng;
c) Kết hợp bảo vệ và phát triển rừng với khai thác hợp lý để phát huy hiệu quả tài nguyên rừng;
d) Bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước với chủ rừng, giữa lợi ích kinh tế của rừng với lợi ích phòng hộ, bảo vệ môi trường và bảo tồn tài nguyên.
...
Theo đó, việc quản lý tài nguyên rừng của tổ chức phải bảo đảm:
- Phù hợp với chiến lược phát triển lâm nghiệp, quy hoạch lâm nghiệp và kế hoạch phát triển lâm nghiệp, quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
- Bảo vệ, chống cháy rừng và phát triển bền vững tài nguyên rừng;
- Kết hợp bảo vệ và phát triển rừng với khai thác hợp lý để phát huy hiệu quả tài nguyên rừng;
- Bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước với chủ rừng, giữa lợi ích kinh tế của rừng với lợi ích phòng hộ, bảo vệ môi trường và bảo tồn tài nguyên.
Tổ chức được giao quản lý tài nguyên rừng có trách nhiệm gì trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí? (Hình từ Internet)
Tổ chức được giao quản lý tài nguyên rừng có trách nhiệm gì trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 50 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 quy định về quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên rừng như sau:
Quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên rừng
...
2. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được giao quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên rừng có trách nhiệm:
a) Xác định mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên rừng;
b) Xây dựng kế hoạch, biện pháp để thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên rừng;
c) Sử dụng đúng mục đích, đúng ranh giới đã quy định trong quyết định giao, cho thuê rừng và theo quy chế quản lý rừng;
d) Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc khai thác, sử dụng tài nguyên rừng; phát hiện và kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý hành vi làm ô nhiễm, hủy hoại, gây thất thoát, lãng phí tài nguyên rừng.
Theo quy định trên, tổ chức được giao quản lý tài nguyên rừng có trách nhiệm:
- Xác định mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong quản lý tài nguyên rừng;
- Xây dựng kế hoạch, biện pháp để thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong quản lý tài nguyên rừng;
- Sử dụng đúng mục đích, đúng ranh giới đã quy định trong quyết định giao, cho thuê rừng và theo quy chế quản lý rừng;
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý tài nguyên rừng phải đảm bảo những nguyên tắc gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 46 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 23 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định như sau:
Nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên
1. Phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch liên quan đến khai thác và bảo vệ tài nguyên đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Phải đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội và yêu cầu phát triển bền vững của quốc gia gắn với bảo vệ môi trường.
3. Phải sử dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong khai thác, chế biến tài nguyên; bảo đảm quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm, đúng mục đích. Chỉ cấp phép khai thác, chế biến tài nguyên khi việc khai thác, chế biến tài nguyên đáp ứng được yêu cầu sử dụng tiến bộ khoa học, công nghệ.
4. Bảo đảm đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, bảo vệ và phát triển rừng, các loại tài nguyên khác.
Như vậy, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý tài nguyên rừng phải đảm bảo những nguyên tắc cụ thể trên.
Mai Hoàng Trúc Linh
- khoản 2 Điều 23 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018
- khoản 1 Điều 46 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013
- khoản 2 Điều 50 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013
- khoản 5 Điều 23 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018
- khoản 1 Điều 50 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chống lãng phí có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?
- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt khi kinh doanh gôn là bao nhiêu? Xác định số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp khi kinh doanh gôn?
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?