Tổ chức nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam có nhất thiết phải có người biết tiếng Việt không?
- Tổ chức nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam có nhất thiết phải có người biết tiếng Việt không?
- Hồ sơ yêu cầu cấp giấy phép hoạt động thủy sản của tổ chức nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam được quy định ra sao?
- Trình tự thực hiện cấp giấy phép hoạt động thủy sản của tổ chức nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam?
Tổ chức nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam có nhất thiết phải có người biết tiếng Việt không?
Theo Điều 55 Luật Thủy sản 2017 quy định về điều kiện cấp phép cho tổ chức nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam như sau:
Điều kiện cấp phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam
Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu được cấp phép hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Có thỏa thuận quốc tế hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; giấy phép hoặc chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của nước có tàu cho phép hoạt động tại vùng biển Việt Nam;
2. Có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc dự án hợp tác về khai thác thủy sản được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc dự án hợp tác điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản, huấn luyện kỹ thuật, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực thủy sản, thu mua, vận chuyển thủy sản trong vùng biển Việt Nam được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Việc phê duyệt dự án về khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam phải căn cứ vào điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 50 của Luật này và tàu không có tên trong danh sách tàu cá hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc tổ chức quản lý nghề cá khu vực hoặc tổ chức quốc tế được công nhận xác lập và công bố;
3. Có Giấy chứng nhận đăng ký tàu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của quốc gia mà tàu mang quốc tịch cấp, Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của tàu do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà tàu mang quốc tịch cấp còn thời hạn ít nhất là 06 tháng, Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị thu phát sóng vô tuyến điện do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;
4. Có danh sách thuyền viên và người làm việc trên tàu; thuyền trưởng, máy trưởng có văn bằng, chứng chỉ phù hợp với loại tàu. Thuyền viên và người làm việc trên tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam là người nước ngoài phải được sự đồng ý của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng; có hộ chiếu và bảo hiểm thuyền viên;
5. Có thiết bị giám sát hành trình theo quy định;
6. Trên tàu phải có ít nhất một người thông thạo tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
Chiếu theo quy định này, tổ chức nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam được phép hoạt động khi đáp ứng tất cả các điều kiện trên.
Ngoài ra, theo quy định trên, trên tàu của tổ chức nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam phải có ít nhất một người thông thạo tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
Điều kiện cấp phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam (hình từ Internet)
Hồ sơ yêu cầu cấp giấy phép hoạt động thủy sản của tổ chức nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 48 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy phép đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 11.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao chứng thực các giấy tờ, văn bản quy định tại Điều 55 Luật Thủy sản;
c) Danh sách thuyền viên, người làm việc trên tàu cá theo Mẫu số 12.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
...
Như vậy, hồ sơ yêu cầu cấp giấy phép hoạt động thủy sản của tổ chức nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam bao gồm những giấy tờ sau:
(1) Đơn đề nghị theo Mẫu số 11.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP; Tải về
(2) Bản sao chứng thực các giấy tờ, văn bản quy định tại Điều 55 Luật Thủy sản 2017;
(3) Danh sách thuyền viên, người làm việc trên tàu cá theo Mẫu số 12.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP. Tải về
Trình tự thực hiện cấp giấy phép hoạt động thủy sản của tổ chức nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam?
Theo khoản 4 Điều 48 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định trình tự thực hiện cấp giấy phép hoạt động thủy sản của tổ chức nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam như sau:
- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu cấp, cấp lại, gia hạn giấy phép hoạt động trong vùng biển Việt Nam gửi hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản;
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc (đối với cấp mới), 07 ngày làm việc (đối với cấp lại) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Thủy sản cấp, cấp lại Giấy phép hoạt động thủy sản của tàu nước ngoài trong vùng biển Việt Nam theo Mẫu số 15.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP; Tải về
- Trong thời hạn 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Thủy sản cấp gia hạn giấy phép hoạt động thủy sản của tàu nước ngoài trong vùng biển Việt Nam theo Mẫu số 16.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP; Tải về
- Trường hợp không cấp, cấp lại, gia hạn Giấy phép phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thủy sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?
- Thủ tục xóa đăng ký thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng cấp tỉnh ra sao?
- Phương pháp lập Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi Sổ kế toán thuế nội địa? Khóa sổ kế toán thuế nội địa trước hay sau khi lập báo cáo kế toán thuế?
- Thủ tục chuyển loại rừng đối với khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập từ 30/10/2024 ra sao?
- Mức bồi thường được tính thế nào khi Nhà nước thu hồi đất và gây thiệt hại đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước?