Tổ chức tài chính quy mô nhỏ sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay đối với các khoản nợ trong trường hợp nào?
Dự phòng rủi ro là gì?
Căn cứ khoản 6 Điều 2 Thông tư 15/2010/TT-NHNN quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
5. Rủi ro cho vay của tổ chức tài chính quy mô nhỏ (sau đây gọi tắt là rủi ro) là tổn thất có thể xảy ra trong hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết vay.
6. Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tài chính quy mô nhỏ không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết vay. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ. Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng cụ thể và Dự phòng chung.
Dự phòng cụ thể là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại nợ để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng nhóm nợ.
Dự phòng chung là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tài chính quy mô nhỏ khi chất lượng các khoản nợ suy giảm.
7. Sử dụng dự phòng là việc tổ chức tài chính quy mô nhỏ sử dụng dự phòng rủi ro để bù đắp tổn thất đối với các khoản nợ.
...
Như vậy, dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tài chính quy mô nhỏ không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết vay.
Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ, bao gồm: Dự phòng cụ thể và Dự phòng chung.
Dự phòng rủi ro là gì? (Hình từ Internet)
Tổ chức tài chính quy mô nhỏ sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay đối với các khoản nợ trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 15/2010/TT-NHNN quy định về qử dụng dự phòng như sau:
Sử dụng dự phòng
1. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay đối với các khoản nợ trong các trường hợp sau đây:
a) Đối với khách hàng tài chính quy mô nhỏ: cá nhân vay vốn bị chết, mất tích hoặc bị thương tật vĩnh viễn không còn khả năng lao động tạo thu nhập.
b) Đối với khách hàng không phải là khách hàng tài chính quy mô nhỏ: tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật; cá nhân bị chết hoặc mất tích.
c) Các khoản nợ thuộc nhóm 5 được quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư này.
2. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ thực hiện việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay một quý một lần. Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo những nguyên tắc sau:
a) Sử dụng dự phòng cụ thể quy định tại Khoản 4 Điều 4 Thông tư này để xử lý rủi ro cho vay đối với khoản nợ đó.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 15/2010/TT-NHNN quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể như sau:
Phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể
1. Căn cứ vào thực trạng tài chính của khách hàng và/hoặc thời hạn thanh toán nợ gốc và lãi vay, tổ chức tài chính quy mô nhỏ thực hiện phân loại nợ theo năm (05) nhóm như sau:
...
đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.
...
Như vậy, theo quy định, tổ chức tài chính quy mô nhỏ sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay đối với các khoản nợ trong các trường hợp sau đây:
(1) Đối với khách hàng tài chính quy mô nhỏ: cá nhân vay vốn bị chết, mất tích hoặc bị thương tật vĩnh viễn không còn khả năng lao động tạo thu nhập.
(2) Đối với khách hàng không phải là khách hàng tài chính quy mô nhỏ: tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật; cá nhân bị chết hoặc mất tích.
(3) Các khoản nợ thuộc nhóm có khả năng mất vốn.
Trường hợp số tiền dự phòng không đủ để xử lý toàn bộ rủi ro cho vay thì tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải xử lý ra sao?
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Thông tư 15/2010/TT-NHNN quy định về sử dụng dự phòng như sau:
Sử dụng dự phòng
...
3. Trường hợp số tiền dự phòng không đủ để xử lý toàn bộ rủi ro cho vay của các khoản nợ phải xử lý, tổ chức tài chính quy mô nhỏ hạch toán trực tiếp phần chênh lệch thiếu của số tiền dự phòng vào chi phí hoạt động.
Trường hợp số tiền dự phòng đã trích còn lại lớn hơn số tiền dự phòng phải trích, tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải hoàn nhập phần chênh lệch thừa vào thu nhập trong kỳ.
4. Việc tổ chức tài chính quy mô nhỏ sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay không phải là xóa nợ cho khách hàng. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ và cá nhân có liên quan không được phép thông báo dưới mọi hình thức cho khách hàng biết về việc xử lý rủi ro cho vay.
5. Sau khi đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay, tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải chuyển các khoản nợ đã được xử lý rủi ro cho vay từ hạch toán nội bảng ra hạch toán ngoại bảng để tiếp tục theo dõi và có các biện pháp để thu hồi nợ triệt để. Đối với số tiền thu hồi được từ các khoản nợ đã đưa vào ngoại bảng, tổ chức tài chính quy mô nhỏ hạch toán vào thu nhập trong kỳ.
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp số tiền dự phòng không đủ để xử lý toàn bộ rủi ro cho vay của các khoản nợ phải xử lý thì tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải hạch toán trực tiếp phần chênh lệch thiếu của số tiền dự phòng vào chi phí hoạt động.
Trường hợp số tiền dự phòng đã trích còn lại lớn hơn số tiền dự phòng phải trích, tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải hoàn nhập phần chênh lệch thừa vào thu nhập trong kỳ.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tổ chức tài chính quy mô nhỏ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?
- Hóa đơn bán hàng là gì? Trường hợp nào được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng?
- Giáo dục mầm non là gì? Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm yêu cầu gì theo quy định pháp luật?
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?