Tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý không thực hiện chế độ thống kê, báo cáo, lập, lưu trữ hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý thì bị xử phạt như thế nào?
- Tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý không thực hiện chế độ thống kê, báo cáo, lập, lưu trữ hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý thì bị xử phạt như thế nào?
- Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có bắt buộc phải thực hiện chế độ thống kê, báo cáo, truyền thông về trợ giúp pháp lý không?
- Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý theo dõi vụ việc trợ giúp pháp lý và công tác báo cáo như thế nào?
Tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý không thực hiện chế độ thống kê, báo cáo, lập, lưu trữ hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý thì bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 53 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về hành vi vi phạm quy định về tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý như sau:
Hành vi vi phạm quy định về tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện chế độ thống kê, báo cáo, lập, lưu trữ hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định;
b) Không chuyển hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý chưa hoàn thành đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý được Sở Tư pháp giao để tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý hoặc không thông báo chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định.
...
b) Tịch thu tang vật là giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 2 Điều này.
Như vậy, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý không thực hiện chế độ thống kê, báo cáo, lập, lưu trữ hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định thì bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý không thực hiện chế độ thống kê, báo cáo, lập, lưu trữ hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý thì bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có bắt buộc phải thực hiện chế độ thống kê, báo cáo, truyền thông về trợ giúp pháp lý không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 13 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 về quyền và nghĩa vụ của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý
1. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện trợ giúp pháp lý;
b) Đề nghị cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc trợ giúp pháp lý;
c) Bồi thường thiệt hại do lỗi của người thuộc tổ chức mình gây ra trong khi thực hiện trợ giúp pháp lý;
d) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo, truyền thông về trợ giúp pháp lý;
đ) Giải quyết khiếu nại theo quy định tại khoản 2 Điều 45 của Luật này;
e) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý.
Như vậy, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền và nghĩa vụ trong việc thực hiện chế độ thống kê, báo cáo, truyền thông về trợ giúp pháp lý theo quy định.
Trong đó, theo quy định tại Điều 10 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 thì tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý.
Sở Tư pháp công bố danh sách các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương, đăng tải trên trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp và gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý theo dõi vụ việc trợ giúp pháp lý và công tác báo cáo như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 12/2018/TT-BTP về theo dõi vụ việc trợ giúp pháp lý và công tác báo cáo như sau:
Theo đó, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý theo dõi, tổng hợp số liệu vụ việc trợ giúp pháp lý trong Sổ theo dõi, thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý. Mỗi Chi nhánh có Sổ theo dõi, thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý để theo dõi, tổng hợp số liệu vụ việc trợ giúp pháp lý do Chi nhánh thực hiện và báo cáo về Trung tâm. Việc kết sổ được thực hiện định kỳ theo tháng, 6 tháng, năm.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 2 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 thì trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý 2017, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.
Tóm lại, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý không thực hiện chế độ thống kê, báo cáo, lập, lưu trữ hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định thì bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Phan Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trợ giúp pháp lý có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng giao khoán của hợp tác xã mới nhất? Hợp tác xã có được tự thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán không?
- Lịch đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 chính thức thế nào? Chế độ báo cáo về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025?
- Mua trả chậm và mua trả góp khác nhau thế nào? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi không thanh toán đúng hạn?
- Nhà nước có hỗ trợ hợp tác xã làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp hay không?
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?