Tổ chức thu ngân sách nhà nước, tổ chức chi ngân sách nhà nước, tổ chức điều hành ngân sách nhà nước được quy định như thế nào?
Tổ chức thu ngân sách nhà nước, tổ chức chi ngân sách nhà nước, tổ chức điều hành ngân sách nhà nước
Tổ chức thu ngân sách nhà nước được quy định như thế nào?
Theo Điều 32 Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định về tổ chức thu ngân sách nhà nước như sau:
- Tổ chức quản lý và thực hiện thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước. Trường hợp được phép thu qua ủy nhiệm thu thì phải nộp đầy đủ, đúng thời hạn vào Kho bạc Nhà nước theo quy định của Bộ Tài chính.
- Các khoản viện trợ không hoàn lại bằng tiền phải thu nộp kịp thời vào ngân sách nhà nước, trường hợp theo hiệp định hoặc thỏa thuận tài trợ có quy định giải ngân trực tiếp đến chương trình, dự án, thì định kỳ phải hạch toán đầy đủ vào ngân sách nhà nước theo quy định của Bộ Tài chính.
- Kho bạc Nhà nước được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và ngân hàng thương mại theo quy định tại Điều 40 Nghị định này để tập trung các khoản thu của ngân sách nhà nước; hạch toán đầy đủ, kịp thời các khoản thu vào ngân sách, điều tiết các khoản thu cho ngân sách các cấp theo đúng quy định.
- Giao Bộ Tài chính quy định cụ thể về việc tổ chức.
Pháp luật quy định như thế nào về tổ chức chi ngân sách nhà nước?
Theo Điều 34 Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định về tổ chức chi ngân sách nhà nước như sau:
- Cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát và thanh toán đầy đủ, kịp thời theo tiến độ thực hiện các nhiệm vụ chi đã bố trí trong dự toán. Thủ trưởng cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước có quyền từ chối các khoản chi không đủ điều kiện chi theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật ngân sách nhà nước, chịu trách nhiệm về quyết định của mình theo quy định của pháp luật và phải thông báo kịp thời cho cơ quan, tổ chức, đơn vị biết. Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị bị từ chối chi không thống nhất với quyết định của cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước, thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có quyền báo cáo với cơ quan giao dự toán trực tiếp và cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước cấp trên để xem xét xử lý.
- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị dự toán ngân sách không chấp hành đầy đủ kịp thời chế độ báo cáo kế toán, quyết toán, báo cáo tài chính khác theo quy định, cơ quan tài chính có quyền yêu cầu Kho bạc Nhà nước tạm đình chỉ chi ngân sách, trừ các khoản chi lương, phụ cấp, trợ cấp xã hội, học bổng và một số khoản chi cấp thiết theo quy định của Bộ Tài chính và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Khi quyết định tạm đình chỉ chi ngân sách, cơ quan tài chính đồng thời thông báo cho cơ quan quản lý cấp trên của các cơ quan, tổ chức, đơn vị bị tạm đình chỉ chi biết.
- Việc tạm ứng vốn, kinh phí thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 56 Luật ngân sách nhà nước và phải thu hồi tạm ứng ngay khi có đủ điều kiện chi theo quy định.
- Các nhiệm vụ chi có tính chất thường xuyên phải chia đều trong năm để chi; các nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa lớn và các khoản chi không thường xuyên khác được đảm bảo nguồn thanh toán theo tiến độ thực hiện và trong phạm vi dự toán được giao.
- Chi ngân sách nhà nước thực hiện theo nguyên tắc thanh toán trực tiếp từ Kho bạc Nhà nước cho người hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và người cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Trường hợp một số khoản chi chưa có đủ điều kiện thực hiện việc thanh toán trực tiếp từ Kho bạc Nhà nước, đơn vị sử dụng ngân sách được tạm ứng kinh phí để chủ động chi theo dự toán được giao, sau đó đơn vị thanh toán với Kho bạc Nhà nước theo đúng quy định của Bộ Tài chính.
Riêng đối với các khoản chi từ nguồn vốn vay ngoài nước của Chính phủ, viện trợ không hoàn lại theo hiệp định hoặc thỏa thuận tài trợ có quy định giải ngân qua ngân hàng phục vụ để chuyển tiền trực tiếp cho chương trình, dự án, thì phải thực hiện kiểm soát chi theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và định kỳ phải hạch toán vào ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều 32 và khoản 1 Điều 33 của Nghị định này.
- Đối với các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản:
+ Căn cứ vào dự toán công trình, hạng mục công trình được cấp có thẩm quyền quyết định và dự toán ngân sách được giao, giá trị khối lượng đã thực hiện và điều kiện chi ngân sách, chủ đầu tư lập hồ sơ gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch đề nghị thanh toán nếu đã đủ điều kiện chi theo quy định tại khoản 2 Điều 12 hoặc đề nghị tạm ứng vốn theo quy định tại khoản 2 Điều 56 Luật ngân sách nhà nước;
+ Kho bạc Nhà nước kiểm tra số dư dự toán và tính hợp pháp của hồ sơ, tài liệu của chủ đầu tư gửi đến và các điều kiện chi theo quy định tại khoản 2 Điều 12 hoặc đề nghị tạm ứng vốn theo quy định tại khoản 2 Điều 56 Luật ngân sách nhà nước thực hiện xuất quỹ và hạch toán chi ngân sách theo quy định.
- Đối với các khoản chi thực hiện quản lý theo kết quả thực hiện nhiệm vụ được thực hiện như sau:
+ Căn cứ vào dự toán được giao, hợp đồng, thỏa thuận đã ký kết, tiến độ, khối lượng, chất lượng triển khai thực hiện nhiệm vụ, dịch vụ, sản phẩm, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách quyết định chi và chịu trách nhiệm về quyết định của mình, gửi hồ sơ đề nghị Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch thanh toán hoặc tạm ứng theo chế độ quy định;
+ Kho bạc Nhà nước kiểm tra số dư dự toán và tính hợp pháp của hồ sơ đề nghị của đơn vị gửi, thực hiện xuất quỹ và hạch toán chi hoặc tạm ứng ngân sách theo quy định.
- Đối với các khoản chi thường xuyên:
+ Căn cứ điều kiện chi ngân sách và tiến độ triển khai công việc, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách quyết định chi, gửi hồ sơ đề nghị Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch thanh toán hoặc tạm ứng theo chế độ quy định;
+ Kho bạc Nhà nước kiểm tra số dư dự toán, tính hợp pháp của hồ sơ do đơn vị gửi đến và các điều kiện chi theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật ngân sách nhà nước, thực hiện xuất quỹ và hạch toán chi hoặc tạm ứng ngân sách theo quy định.
- Đối với chi bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới, thực hiện rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước.
- Đối với chi kinh phí ủy quyền:
+ Việc thanh toán các khoản kinh phí ủy quyền của đơn vị nhận ủy quyền áp dụng theo quy định tại khoản 6, 7 và khoản 8 Điều này;
+ Kho bạc Nhà nước và đơn vị được ủy quyền thực hiện kế toán, báo cáo riêng các khoản chi về kinh phí ủy quyền.
- Đối với chi trả nợ lãi, phí và chi phí phát sinh khác từ các khoản vay của ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 35 của Nghị định này.
- Giao Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn quy trình, thủ tục, hạch toán kế toán, kiểm soát chi ngân sách đối với các nhiệm vụ chi thường xuyên, chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi trả nợ, chi hỗ trợ doanh nghiệp và các nhiệm vụ chi có tính chất đặc thù khác của ngân sách nhà nước, chi bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới.
Tổ chức điều hành ngân sách nhà nước được hiểu như thế nào?
Theo Điều 36 Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định về tổ chức điều hành ngân sách nhà nước như sau:
- Cơ quan tài chính có trách nhiệm bảo đảm nguồn để thanh toán kịp thời các khoản chi theo dự toán. Trường hợp quỹ ngân sách thiếu hụt tạm thời được xử lý như sau:
+ Xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách trung ương: Bộ Tài chính tạm ứng quỹ dự trữ tài chính của trung ương và các nguồn tài chính hợp pháp khác, bao gồm cả phát hành tín phiếu Kho bạc Nhà nước và phải hoàn trả trong năm ngân sách. Trường hợp sau khi tạm ứng quỹ dự trữ tài chính của trung ương và các nguồn tài chính hợp pháp khác, bao gồm cả phát hành tín phiếu Kho bạc Nhà nước, mà vẫn còn thiếu nguồn, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định tạm ứng từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật ngân sách nhà nước;
+ Xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách cấp tỉnh: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh và các nguồn tài chính hợp pháp khác và phải hoàn trả trong năm ngân sách. Trường hợp sau khi tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh và các nguồn tài chính hợp pháp khác mà vẫn thiếu nguồn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính để tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính của trung ương hoặc tạm ứng ngân sách trung ương và phải hoàn trả trong năm ngân sách;
+ Xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách cấp huyện: Trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh, các nguồn tài chính hợp pháp khác hoặc tạm ứng ngân sách cấp tỉnh và thực hiện hoàn trả trong năm ngân sách;
+ Xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách cấp xã: Trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tạm ứng từ ngân sách cấp huyện cho ngân sách cấp xã và phải hoàn trả trong năm ngân sách. Trường hợp, ngân sách cấp huyện không đáp ứng được, Ủy ban nhân dân huyện đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh hoặc tạm ứng ngân sách cấp trên và phải hoàn trả trong năm ngân sách.
- Trong quá trình chấp hành ngân sách nhà nước, trường hợp dự kiến số thu không đạt dự toán được Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh giảm một số khoản chi và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất; Ủy ban nhân dân trình Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định điều chỉnh giảm một số khoản chi và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất theo quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 52 Luật ngân sách nhà nước.
- Việc điều chỉnh dự toán đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách được thực hiện theo quy định tại Điều 53 Luật ngân sách nhà nước.
- Trường hợp chi đầu tư các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi từ nhà tài trợ chưa được dự toán hoặc vượt so với dự toán được giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, trình Chính phủ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi thực hiện và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
- Việc sử dụng quỹ dự trữ tài chính để đáp ứng các nhu cầu chi của ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 Luật ngân sách nhà nước và Điều 8 của Nghị định này.
- Kết thúc năm ngân sách, trường hợp có tăng thu và tiết kiệm chi ngân sách, Bộ Tài chính trình Chính phủ để báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội, cơ quan tài chính địa phương trình Ủy ban nhân dân để báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định số bổ sung dự toán số tăng thu ngân sách; phân bổ, sử dụng tăng thu, số tiết kiệm chi ngân sách theo quy định khoản 2 Điều 59 Luật ngân sách nhà nước.
- Việc thưởng vượt dự toán các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 59 Luật ngân sách nhà nước và bảo đảm các nguyên tắc sau:
+ Tổng thu ngân sách trung ương tăng so với dự toán Quốc hội quyết định;
+ Tỷ lệ thưởng không quá 30% của số tăng thu phần ngân sách trung ương được hưởng, nhưng không vượt quá số tăng thu so với mức thực hiện năm trước. Căn cứ xét thưởng cho từng địa phương là tổng các khoản thu phân chia trên địa bàn địa phương, không tính riêng từng khoản thu.
- Căn cứ vào mức thưởng do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định sử dụng số thưởng vượt thu được hưởng để đầu tư xây dựng các chương trình, dự án kết cấu hạ tầng, thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, thưởng cho ngân sách cấp dưới.
Phạm Lan Anh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ngân sách nhà nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?