Tổ chức tín dụng có được mở tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ tại tổ chức tín dụng khác không?
Việc thanh toán bằng ngoại tệ cần phải tuân thủ theo những quy định nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định về việc thanh toán bằng ngoại tệ và thanh toán quốc tế
Thanh toán bằng ngoại tệ và thanh toán quốc tế
1. Thanh toán bằng ngoại tệ và thanh toán quốc tế phải tuân theo các quy định của Nghị định này, pháp luật về quản lý ngoại hối, bảo vệ dữ liệu người dùng, an ninh mạng, quản lý thuế, pháp luật về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về thanh toán mà Việt Nam tham gia. Việc áp dụng tập quán thương mại thực hiện theo Điều 3 Luật Các tổ chức tín dụng.
2. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được tham gia hệ thống thanh toán quốc tế sau khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 21 Nghị định này.
3. Tổ chức nước ngoài cung ứng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán cho khách hàng là người không cư trú và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam để thực hiện giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam phải thực hiện thông qua ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tham gia hệ thống thanh toán quốc tế của tổ chức nước ngoài đó.
...
Như vậy, việc thanh toán bằng ngoại tệ cần phải tuân theo các quy định tại Nghị định 52/2024/NĐ-CP, pháp luật về quản lý ngoại hối, bảo vệ dữ liệu người dùng, an ninh mạng, quản lý thuế, pháp luật về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về thanh toán mà Việt Nam tham gia.
Cùng với đó, việc áp dụng tập quán thương mại thực hiện theo Điều 3 Luật Các tổ chức tín dụng 2024.
Tổ chức tín dụng có được mở tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ tại tổ chức tín dụng khác không? (Hình từ Internet)
Tổ chức tín dụng có được mở tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ tại tổ chức tín dụng khác không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định về mở và sử dụng tài khoản thanh toán giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Mở và sử dụng tài khoản thanh toán giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
1. Việc mở tài khoản thanh toán giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện theo đúng quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng. Tài khoản thanh toán mở giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ phục vụ cho mục đích thanh toán, không được cho vay, thấu chi hoặc sử dụng cho các mục đích khác.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối được mở tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép khác. Việc mở, sử dụng tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ thực hiện theo quy định của pháp luật về ngoại hối.
Như vậy, tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối sẽ được mở tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép khác.
Lưu ý: Việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ thực hiện theo quy định của pháp luật về ngoại hối.
Thỏa thuận mở và sử dụng tài khoản thanh toán giữa ngân hàng và khách hàng bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 17/2024/TT-NHNN quy định về việc thỏa thuận mở và sử dụng tài khoản thanh toán giữa ngân hàng và khách hàng phải bao gồm tối thiểu các nội dung sau đây:
- Số văn bản (nếu có), thời điểm (ngày, tháng, năm) lập thỏa thuận;
- Tên ngân hàng;
- Thông tin về khách hàng mở tài khoản thanh toán theo quy định tại Điều 14 Thông tư 17/2024/TT-NHNN;
- Quyền, nghĩa vụ cụ thể của các bên phù hợp với quy định tại Điều 20 Thông tư 17/2024/TT-NHNN, Điều 21 Thông tư 17/2024/TT-NHNN;
- Nội dung về duy trì số dư tối thiểu trên tài khoản thanh toán và các loại phí, mức phí, cách thức thu phí, việc điều chỉnh phí trong mở và sử dụng tài khoản thanh toán;
- Việc sử dụng tài khoản thanh toán gồm:
+ Việc sử dụng tài khoản thanh toán phải phù hợp với quy định tại Điều 17 Thông tư 17/2024/TT-NHNN;
+ Phạm vi, hạn mức giao dịch trên tài khoản thanh toán khi thực hiện thanh toán;
+ Các trường hợp trích Nợ tài khoản thanh toán theo quy định pháp luật và các trường hợp trích Nợ khác liên quan đến gian lận, lừa đảo khi có kết luận của cơ quan có thẩm quyền;
+ Việc quản lý và sử dụng tài khoản thanh toán chung (đối với tài khoản thanh toán chung);
- Các trường hợp phong tỏa, chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán, bao gồm:
+ Trường hợp phát hiện có sai lệch hoặc có dấu hiệu bất thường trong quá trình mở và sử dụng tài khoản thanh toán;
+ Trường hợp có cơ sở nghi ngờ tài khoản thanh toán của khách hàng gian lận, vi phạm pháp luật;
+ Các trường hợp khác phù hợp quy định pháp luật;
- Các trường hợp đóng tài khoản thanh toán và xử lý số dư còn lại khi đóng tài khoản thanh toán, bao gồm:
+ Trường hợp phát hiện khách hàng sử dụng giấy tờ giả, mạo danh để mở hoặc sử dụng tài khoản thanh toán cho mục đích lừa đảo, gian lận hoặc các hoạt động bất hợp pháp khác;
+ Trường hợp tài khoản không duy trì đủ số dư và không phát sinh giao dịch trong khoảng thời gian nhất định theo quy định của ngân hàng;
+ Các trường hợp khác phù hợp quy định pháp luật;
- Việc cung cấp thông tin và hình thức thông báo cho chủ tài khoản thanh toán biết về:
+ Số dư và các giao dịch phát sinh trên tài khoản thanh toán;
+ Việc tài khoản thanh toán bị phong tỏa, đóng;
+ Thời điểm hết hạn hiệu lực, hạn sử dụng của giấy tờ tùy thân trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán và các thông tin cần thiết khác trong quá trình sử dụng tài khoản thanh toán;
- Phương thức tiếp nhận đề nghị tra soát, khiếu nại; thời hạn xử lý đề nghị tra soát, khiếu nại và việc xử lý kết quả tra soát, khiếu nại phù hợp với quy định về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt;
- Việc thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro, đảm bảo an toàn, bảo mật trong sử dụng tài khoản thanh toán, trong đó bao gồm: các trường hợp xác minh lại thông tin nhận biết khách hàng và việc từ chối thực hiện giao dịch hoặc tạm dừng các giao dịch thanh toán, rút tiền trên tài khoản thanh toán phù hợp với quy định tại Điều 19 Thông tư 17/2024/TT-NHNN;
- Việc xử lý dữ liệu cá nhân của khách hàng hoặc dữ liệu cá nhân do khách hàng cung cấp, việc cung cấp thông tin cho bên thứ ba nhằm phục vụ việc cung ứng dịch vụ thanh toán cho khách hàng, xử lý các trường hợp nghi ngờ gian lận, giả mạo, vi phạm quy định pháp luật;
- Các trường hợp cung cấp thông tin bao gồm:
+ Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng;
+ Cung cấp thông tin về số dư trên tài khoản thanh toán cho người đại diện, người thừa kế (hoặc người đại diện của người thừa kế) của chủ tài khoản thanh toán cá nhân khi chủ tài khoản thanh toán chết hoặc bị tuyên bố đã chết.
Trịnh Kim Quốc Dũng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thanh toán bằng ngoại tệ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?
- Quy trình tổ chức sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ ngày 1/1/2025 được thực hiện theo Thông tư 68 như thế nào?
- Tổng biên chế của hệ thống chính trị được quyết định theo nhiệm kỳ nào? Nội dung quản lý biên chế?
- Mẫu số 3A lập báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu qua mạng là mẫu nào? Báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu gồm những gì?
- Phương pháp sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ 1/1/2025 theo Thông tư 68 mới nhất như thế nào?