Tổ chức tín dụng nước ngoài khi phát hành giấy tờ có giá phải tuân thủ các tỷ lệ bảo đảm an toàn nào? Có bao nhiêu hình thức phát hành giấy tờ có giá?
Tổ chức tín dụng nước ngoài có thể phát hành giấy tờ có giá theo các hình thức nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 01/2021/TT-NHNN quy định về hình thức phát hành giấy tờ có giá như sau:
Hình thức phát hành
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành giấy tờ có giá theo hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ và các hình thức khác phù hợp với quy định tại Luật Chứng khoán, các văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp phát hành giấy tờ có giá theo hình thức chứng chỉ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thiết kế và in ấn để đảm bảo khả năng chống giả cao.
3. Trường hợp phát hành giấy tờ có giá không theo hình thức chứng chỉ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp cho người mua chứng nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá.
Như vậy, tổ chức tín dụng nước ngoài có thể phát hành giấy tờ có giá theo hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ và các hình thức khác phù hợp với quy định tại Luật Chứng khoán, các văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán và các quy định của pháp luật có liên quan.
Trường hợp phát hành giấy tờ có giá theo hình thức chứng chỉ, tổ chức tín dụng phải thiết kế và in ấn để đảm bảo khả năng chống giả cao.
Trường hợp phát hành giấy tờ có giá không theo hình thức chứng chỉ, tổ chức tín dụng cấp cho người mua chứng nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá.
Tổ chức tín dụng nước ngoài khi phát hành giấy tờ có giá phải tuân thủ các tỷ lệ bảo đảm an toàn nào?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 01/2021/TT-NHNN quy định về nguyên tắc phát hành giấy tờ có giá như sau:
Nguyên tắc phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chủ động tổ chức các đợt phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi theo quy định tại Thông tư này khi tuân thủ các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định tại khoản 1 Điều 130 Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung) và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi trực tiếp cho người mua tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc chứng nhận quyền sở hữu kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi phải bao gồm các nội dung sau:
a) Tên tổ chức phát hành;
b) Tên gọi kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi;
c) Ký hiệu, số sê-ri phát hành;
d) Chữ ký của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành và các chữ ký khác do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định;
đ) Mệnh giá, thời hạn, ngày phát hành, ngày đến hạn thanh toán;
e) Lãi suất, phương thức trả lãi, thời điểm trả lãi, địa điểm thanh toán gốc và lãi;
g) Họ tên, số Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực, địa chỉ của người mua (nếu người mua là cá nhân); tên tổ chức mua, số giấy phép thành lập hoặc mã số doanh nghiệp hoặc số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trong trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp), địa chỉ của tổ chức mua (nếu người mua là tổ chức);
h) Đối với kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính phát hành, ghi rõ người sở hữu chỉ được chuyển quyền sở hữu cho tổ chức;
i) Các nội dung khác của kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định.
Dẫn chiếu Điều 130 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017) quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn như sau:
Tỷ lệ bảo đảm an toàn
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì các tỷ lệ bảo đảm an toàn sau đây:
a) Tỷ lệ khả năng chi trả;
b) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% hoặc tỷ lệ cao hơn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ;
c) Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn;
d) Trạng thái ngoại tệ, vàng tối đa so với vốn tự có;
đ) Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi;
e) Tỷ lệ mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.
...
Từ quy định trên thì khi phát hành giấy tờ có giá thì tổ chức tín dụng nước ngoài cần phải bảo đảm các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định pháp luật nêu trên.
Tổ chức tín dụng khi phát hành giấy tờ có giá phải tuân thủ các tỷ lệ bảo đảm an toàn nào? (Hình từ Internet)
Việc phát hành giấy tờ có giá có được thực hiện bởi công ty tài chính không?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 01/2021/TT-NHNN quy định về đối tượng phát hành giấy tờ có giá như sau:
Đối tượng phát hành giấy tờ có giá
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành giấy tờ có giá theo Giấy phép thành lập, hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, bao gồm:
1. Ngân hàng thương mại.
2. Ngân hàng hợp tác xã.
3. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
4. Công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính.
Theo đó, công ty tài chính được phép phát hành giấy tờ có giá theo Giấy phép thành lập của công ty.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tổ chức tín dụng nước ngoài có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu lời chúc tốt nghiệp đại học ngắn gọn, hài hước dành cho bạn thân? Học xong bao nhiêu tín chỉ mới được tốt nghiệp đại học?
- Chuyển tải là gì? Chỉ được chuyển tải trên phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan khi nào?
- Mẫu Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm của Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã? Tiêu chuẩn để trở thành Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã là gì?
- Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức vào thời gian nào?
- Nghị quyết 18-NQ/TW đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị? Toàn văn Nghị quyết 18-NQ/TW khóa XII ở đâu?