Tòa án có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng đất cho đương sự không? Người có thẩm quyền cố ý không ra quyết định thi hành án sẽ bị xử lý hình sự như thế nào?
Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?
Căn cứ Điều 98 Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau:
Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó.
2. Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.
...
Theo đó, việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện theo các nguyên tắc được quy định tại Điều 98 nêu trên.
Quyền sử dụng đất (Hình từ Internet)
Tòa án có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng đất cho đương sự không?
Căn cứ Điều 105 Luật Đất đai 2013 quy định về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau:
Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
...
Như vậy, việc Tòa án từ chối công nhận quyền sử dụng đất cho bạn là đúng pháp luật vì tòa án chỉ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp trong phạm vi quy định của pháp luật tố tụng, không có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận cho bạn.
Tuy nhiên, bản án có hiệu lực của Tòa án có giá trị bắt buộc thi hành. Nên các cơ quan nhà nước không thể lấy lý do "giữ nguyên quan điểm" để không thực hiện nội dung của bản án.
Vấn đề là trong bản án chỉ có nội dung "huỷ 02 Quyết định hành chính" về giải quyết khiếu nại của 2 cấp UBND, thì tất nhiên UBND không thể dựa vào các căn cứ cũ trong quyết định đã bị hủy để "không thực hiện việc cấp giấy chứng nhận QSD đất" cho bạn.
Còn cụ thể quá trình cấp giấy chứng nhận cho bạn, cơ quan quản lý đất đai phải căn cứ vào các quy định hiện hành để thực hiện. Trường hợp họ lại ra một quyết định hành chính khác trái quy định pháp luật thì bạn vẫn có quyền tiếp tục khiếu nại và khiếu kiện.
Người có thẩm quyền mà cố ý không ra quyết định thi hành án sẽ bị xử lý hjình sự như thế nào?
Căn cứ Điều 379 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội không thi hành án như sau:
Tội không thi hành án
1. Người nào có thẩm quyền mà cố ý không ra quyết định thi hành án hoặc không thi hành quyết định thi hành bản án, quyết định của Tòa án thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
b) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án bỏ trốn;
c) Dẫn đến hết thời hiệu thi hành án;
d) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án tiếp tục thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
...
Theo đó, người có thẩm quyền mà cố ý không ra quyết định thi hành án có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không thi hành án.
Tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm thì người phạm tội sẽ chịu các khung hình phạt tương ứng được quy định tại Điều 379 nêu trên.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quyền sử dụng đất có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết Báo cáo kiểm điểm tập thể Ban Thường vụ Đảng ủy cấp huyện, tỉnh mới nhất? Tải về báo cáo kiểm điểm tập thể cuối năm?
- Giải quyết chính sách cán bộ dôi dư khi sắp xếp lại đơn vị hành chính? Xử lý như nào khi cán bộ đang trong thời hạn bổ nhiệm?
- Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ quản lý? Cách viết bản tự nhận xét đánh giá cán bộ quản lý chi tiết?
- Thời điểm công khai dự toán ngân sách nhà nước được quy định như thế nào? Hình thức công khai dự toán ngân sách nhà nước là gì?
- Có được cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc khi thu hồi đất đối với người có đất vắng mặt tại địa phương?