Tòa án có thẩm quyền thụ lý tranh chấp thương mại trong trường hợp các bên đã có thỏa thuận trọng tài không?
Để giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài cần đáp ứng điều kiện gì?
Theo Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định:
"Điều 5. Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
1. Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
2. Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
3. Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác."
Theo đó, tranh chấp thương mại được giải quyết bằng trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận này có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
Khi tranh chấp đã xảy ra và các bên muốn đưa ra giải quyết thông qua phương thức trọng tài thương mại thì lúc này các bên có thể lập thỏa thuận trọng tài với hình thức luật định và đáp ứng đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của một thỏa thuận trọng tài.
Không nhất thiết phải có thỏa thuận trước trong hợp đồng thì thương nhân mới có thể giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài.
Tòa án có thẩm quyền thụ lý tranh chấp thương mại trong trường hợp các bên đã có thỏa thuận trọng tài không? (Hình từ Internet)
Thỏa thuận giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài được thực hiện theo hình thức nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Luật Trọng tài thương mại 2010:
"Điều 16. Hình thức thoả thuận trọng tài
1. Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.
2. Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản. Các hình thức thỏa thuận sau đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản:
a) Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
b) Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;
c) Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;
d) Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác;
đ) Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận."
Thỏa thuận trọng tài có thể là điều khoản về giải quyết tranh chấp đã được ghi trong hợp đồng hoặc thỏa thuận riêng, có thể là một Phụ lục đính kèm tại thời điểm ký hợp đồng hoặc được các bên ký kết sau khi phát sinh tranh chấp với hình thức theo quy định nêu trên.
Tòa án có thẩm quyền thụ lý tranh chấp thương mại nếu các bên đã có thỏa thuận trọng tài không?
Theo quy định tại Điều 6 Luật Trọng tài thương mại 2010:
"Điều 6. Toà án từ chối thụ lý trong trường hợp có thoả thuận trọng tài
Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được".
Theo đó, các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được.
Tại Điều 4 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP quy định thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được như sau:
"Điều 4. Thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được quy định tại Điều 6 Luật TTTM
“Thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được” quy định tại Điều 6 Luật TTTM là thỏa thuận trọng tài thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Các bên đã có thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài cụ thể nhưng Trung tâm trọng tài này đã chấm dứt hoạt động mà không có tổ chức trọng tài kế thừa, và các bên không thỏa thuận được việc lựa chọn Trung tâm trọng tài khác để giải quyết tranh chấp.
2. Các bên đã có thỏa thuận cụ thể về việc lựa chọn Trọng tài viên trọng tài vụ việc, nhưng tại thời điểm xảy ra tranh chấp, vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà Trọng tài viên không thể tham gia giải quyết tranh chấp, hoặc Trung tâm trọng tài, Tòa án không thể tìm được Trọng tài viên như các bên thỏa thuận và các bên không thỏa thuận được việc lựa chọn Trọng tài viên khác để thay thế.
3. Các bên đã có thỏa thuận cụ thể về việc lựa chọn Trọng tài viên trọng tài vụ việc, nhưng tại thời điểm xảy ra tranh chấp, Trọng tài viên từ chối việc được chỉ định hoặc Trung tâm trọng tài từ chối việc chỉ định Trọng tài viên và các bên không thỏa thuận được việc lựa chọn Trọng tài viên khác để thay thế.
4. Các bên có thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài nhưng lại thỏa thuận áp dụng Quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài khác với Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm trọng tài đã thỏa thuận và điều lệ của Trung tâm trọng tài do các bên lựa chọn để giải quyết tranh chấp không cho phép áp dụng Quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài khác và các bên không thỏa thuận được về việc lựa chọn Quy tắc tố tụng trọng tài thay thế.
5. Nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng có điều khoản về thỏa thuận trọng tài được ghi nhận trong các điều kiện chung về cung cấp hàng hoá, dịch vụ do nhà cung cấp soạn sẵn quy định tại Điều 17 Luật TTTM nhưng khi phát sinh tranh chấp, người tiêu dùng không đồng ý lựa chọn Trọng tài giải quyết tranh chấp."
Như vậy, liên quan đến trường hợp đã có thỏa thuận trọng tài, pháp luật hiện hành quy định một số trường hợp không thể thực hiện được cụ thể như trên.
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tranh chấp thương mại có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên dự bị được tham gia đào tạo trung cấp lý luận chính trị không? Ai đào tạo trung cấp lý luận chính trị?
- Cấm lợi dụng hoạt động giáo dục để thực hiện hành vi nào? Nhà trường được phép hoạt động giáo dục khi nào?
- Có sáp nhập tỉnh 2025 không? Thông tin sáp nhập tỉnh lan truyền trên mạng xã hội là không chính xác đúng không?
- Đổi tên hội từ ngày 26/11/2024 như thế nào? Điều kiện thành lập hội ra sao? Nội dung chính của điều lệ hội gồm những gì?
- Lễ Tạ ơn là gì? Lễ Tạ ơn có ý nghĩa gì? Lễ Tạ ơn (Lễ Thanksgiving) có phải là ngày lễ lớn không?