Tổng Công ty Cà phê Việt Nam hoạt động theo mục tiêu như thế nào? Tổng Công ty Cà phê Việt Nam có những quyền hạn nào về vốn và tài sản?
Tổng Công ty Cà phê Việt Nam hoạt động theo mục tiêu như thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Cà phê Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 04/2008/QĐ-TTg năm 2008, có quy định về mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động của Vinacafe như sau:
Mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh
1. Mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động của Vinacafe:
a) Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu tại Vinacafe và các nguồn vốn khác; hoàn thành các nhiệm vụ do đại diện chủ sở hữu giao.
b) Tối đa hóa hiệu quả sản xuất, kinh doanh của Vinacafe và các công ty thành viên, công ty có cổ phần, vốn góp của Vinacafe.
c) Thực hiện việc phát triển, kinh doanh cà phê theo quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành cà phê của Nhà nước, kết hợp phát triển kinh doanh các ngành, nghề khác nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai và các tài nguyên khác được giao theo quy định của pháp luật.
d) Phát triển thành tập đoàn kinh tế mạnh, có tiềm lực về tài chính, phương pháp quản lý, điều hành tiên tiến và nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến, kinh doanh cà phê và các cây công nghiệp khác để giữ vai trò chủ đạo, chi phối, hỗ trợ và liên kết các hoạt động với các công ty thành viên, công ty có cổ phần, vốn góp của Vinacafe, công ty liên kết.
đ) Hoạt động sản xuất, kinh doanh đa ngành, nghề, trong đó ngành, nghề chính là sản xuất, kinh doanh, chế biến cà phê, cao su và các hàng hóa nông sản khác, vật tư, dịch vụ phục vụ sản xuất và tiêu dùng.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Tổng Công ty Cà phê Việt Nam hoạt động theo mục tiêu như sau:
- Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu tại Tổng Công ty Cà phê Việt Nam và các nguồn vốn khác; hoàn thành các nhiệm vụ do đại diện chủ sở hữu giao.
- Tối đa hóa hiệu quả sản xuất, kinh doanh của Tổng Công ty Cà phê Việt Nam và các công ty thành viên, công ty có cổ phần, vốn góp của Tổng Công ty Cà phê Việt Nam.
- Thực hiện việc phát triển, kinh doanh cà phê theo quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành cà phê của Nhà nước, kết hợp phát triển kinh doanh các ngành, nghề khác nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai và các tài nguyên khác được giao theo quy định của pháp luật.
- Phát triển thành tập đoàn kinh tế mạnh, có tiềm lực về tài chính, phương pháp quản lý, điều hành tiên tiến và nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến, kinh doanh cà phê và các cây công nghiệp khác để giữ vai trò chủ đạo, chi phối, hỗ trợ và liên kết các hoạt động với các công ty thành viên, công ty có cổ phần, vốn góp của Tổng Công ty Cà phê Việt Nam, công ty liên kết.
- Hoạt động sản xuất, kinh doanh đa ngành, nghề, trong đó ngành, nghề chính là sản xuất, kinh doanh, chế biến cà phê, cao su và các hàng hóa nông sản khác, vật tư, dịch vụ phục vụ sản xuất và tiêu dùng.
Tổng Công ty Cà phê Việt Nam hoạt động theo mục tiêu như thế nào? (Hình từ Internet)
Tổng Công ty Cà phê Việt Nam có những quyền hạn nào về vốn và tài sản?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Cà phê Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 04/2008/QĐ-TTg năm 2008, có quy định về quyền của Vinacafe như sau:
Quyền của Vinacafe
1. Quyền về vốn và tài sản:
a) Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt vốn và tài sản của Vinacafe theo quy định của pháp luật và thực hiện các lợi ích hợp pháp từ vốn và tài sản của Vinacafe theo quy định của pháp luật.
b) Chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản theo quy định của pháp luật.
c) Thay đổi cơ cấu tài sản để phát triển kinh doanh.
d) Điều chuyển vốn, tài sản và các nguồn lực khác đã đầu tư, giao cho các công ty thành viên khi cần thiết theo phương thức có thanh toán, nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty thành viên, trừ trường hợp tổ chức lại công ty; bảo đảm phù hợp với kế hoạch sản xuất, kinh doanh và phát triển chung của Vinacafe.
đ) Nhà nước không điều chuyển vốn và tài sản tại Vinacafe theo phương thức không thanh toán, trừ trường hợp có quyết định tổ chức lại Vinacafe.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Tổng Công ty Cà phê Việt Nam có những quyền hạn về vốn và tài sản như sau:
- Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt vốn và tài sản của Vinacafe theo quy định của pháp luật và thực hiện các lợi ích hợp pháp từ vốn và tài sản của Vinacafe theo quy định của pháp luật.
- Chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản theo quy định của pháp luật.
- Thay đổi cơ cấu tài sản để phát triển kinh doanh.
- Điều chuyển vốn, tài sản và các nguồn lực khác đã đầu tư, giao cho các công ty thành viên khi cần thiết theo phương thức có thanh toán, nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty thành viên, trừ trường hợp tổ chức lại công ty; bảo đảm phù hợp với kế hoạch sản xuất, kinh doanh và phát triển chung của Tổng Công ty Cà phê Việt Nam.
- Nhà nước không điều chuyển vốn và tài sản tại Vinacafe theo phương thức không thanh toán, trừ trường hợp có quyết định tổ chức lại Tổng Công ty Cà phê Việt Nam.
Tổng Công ty Cà phê Việt Nam có nghĩa vụ như thế nào về vốn và tài sản?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Cà phê Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 04/2008/QĐ-TTg năm 2008, có quy định về nghĩa vụ của Vinacafe như sau:
Nghĩa vụ của Vinacafe
1. Nghĩa vụ đối với vốn và tài sản:
a) Bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư tại Vinacafe và vốn Vinacafe tự huy động.
b) Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của Vinacafe trong phạm vi số tài sản của Vinacafe.
c) Định kỳ đánh giá lại tài sản của Vinacafe theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định trên thì Tổng Công ty Cà phê Việt Nam có nghĩa vụ về vốn và tài sản như sau:
- Bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư tại Vinacafe và vốn Vinacafe tự huy động.
- Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của Vinacafe trong phạm vi số tài sản của Vinacafe.
- Định kỳ đánh giá lại tài sản của Vinacafe theo quy định của pháp luật
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tổng công ty cà phê Việt Nam có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức kinh doanh trong hoạt động bán hàng tận cửa có được tiếp tục đề nghị cung cấp dịch vụ khi người tiêu dùng đã từ chối?
- Tổ chức kinh tế có được thế chấp quyền sử dụng đất đối với đất Nhà nước cho thuê trả tiền hằng năm không?
- Những trường hợp nào được miễn phần thi ngoại ngữ trong thi tuyển công chức từ ngày 17/9/2024?
- Mẫu đơn đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất? Chứng chỉ hành nghề xây dựng cấp lần đầu có hiệu lực mấy năm?
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?