Tổng cục Hải quan: Triển khai thực hiện Kế hoạch tự kiểm tra, xử lý văn bản và theo dõi thi hành pháp luật Hải quan năm 2022?
Yêu cầu quản lý công tác văn thư dựa trên nguyên tắc nào?
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư quy định về nguyên tắc, yêu cầu quản lý công tác văn thư cụ thể như sau:
"Điều 4. Nguyên tắc, yêu cầu quản lý công tác văn thư
1. Nguyên tắc
Công tác văn thư được thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật.
2. Yêu cầu
a) Văn bản của cơ quan, tổ chức phải được soạn thảo và ban hành đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức, thể thức và kỹ thuật trình bày theo quy định của pháp luật: Đối với văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; đối với văn bản chuyên ngành do người đứng đầu cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực căn cứ Nghị định này để quy định cho phù hợp; đối với văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Chương II Nghị định này.
b) Tất cả văn bản đi, văn bản đến của cơ quan, tổ chức phải được quản lý tập trung tại Văn thư cơ quan để làm thủ tục tiếp nhận, đăng ký, trừ những loại văn bản được đăng ký riêng theo quy định của pháp luật.
c) Văn bản đi, văn bản đến thuộc ngày nào phải được đăng ký, phát hành hoặc chuyển giao trong ngày, chậm nhất là trong ngày làm việc tiếp theo. Văn Bản đến có các mức độ khẩn: “Hỏa tốc”, “Thượng khẩn” và “Khẩn” (sau đây gọi chung là văn bản khẩn) phải được đăng ký, trình và chuyển giao ngay sau khi nhận được.
d) Văn bản phải được theo dõi, cập nhật trạng thái gửi, nhận, xử lý.
đ) Người được giao giải quyết, theo dõi công việc của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm lập hồ sơ về công việc được giao và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan.
e) Con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức phải được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.
g) Hệ thống phải đáp ứng các quy định tại phụ lục VI Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan."
Tổng cục Hải quan: Triển khai thực hiện Kế hoạch tự kiểm tra, xử lý văn bản và theo dõi thi hành pháp luật Hải quan năm 2022?
Quy định về tự kiểm tra, tự xử lý văn bản trong lĩnh vực Hải quan như thế nào?
Đối với quy định về tự kiểm tra, tự xử lý văn bản thì tại Công văn 2404/TCHQ-PC năm 2022 về tự kiểm tra, xử lý văn bản do Tổng cục Hải quan ban hành có quy định như sau:
(1) Không tham mưu ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản hành chính có chứa quy phạm pháp luật.
(2) Không tham mưu ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản có nội dung chồng chéo, mâu thuẫn nhau.
(3) Soạn thảo, ban hành văn bản theo đúng quy định của pháp luật
- Đối với văn bản quy phạm pháp luật: Soạn thảo, ban hành theo đúng quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Đối với văn bản hành chính: Soạn thảo, ban hành theo đúng quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư; Quy chế xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về hải quan, xây dựng, ban hành quy chế, quy trình nghiệp vụ trong lĩnh vực hải quan; Quy chế công tác văn thư của Tổng cục Hải quan (ban hành kèm theo Quyết định số 618/QĐ-TCHQ ngày 15/3/2021 của Tổng cục Hải quan).
(4) Thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính ngay từ bước soạn thảo, trình cấp có thẩm quyền ký ban hành đến khi văn bản được phát hành và áp dụng.
(5) Trường hợp qua kiểm tra phát hiện văn bản có vi phạm, báo cáo ngay Lãnh đạo đơn vị, xử lý theo quy định tại Điều 130 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản QPPL (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 154/2020/NĐ-CP); Quy chế kiểm tra, xử lý văn bản của Tổng cục Hải quan.
(6) Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo (về nội dung báo cáo và thời hạn gửi báo cáo) theo đúng Công văn số 312/TCHQ-PC ngày 26/01/2022 của Tổng cục Hải quan.
Hình thức xử lý văn bản trái pháp luật, văn bản có sai sót về căn cứ ban hành, thể thức, kỹ thuật?
Căn cứ theo quy định tại Điều 130 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Điểm a khoản 2 Điều này được sửa đổi bởi khoản 29 Điều 1 Nghị định 154/2020/NĐ-CP) quy định về hình thức xử lý văn bản trái pháp luật, văn bản có sai sót về căn cứ ban hành, thể thức, kỹ thuật cụ thể như sau:
(1) Đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản trong trường hợp nội dung trái pháp luật ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân nếu không được bãi bỏ kịp thời.
(2) Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trong các trường hợp sau:
- Một phần hoặc toàn bộ văn bản được ban hành trái pháp luật theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 103 của Nghị định này;
- Văn bản quy định tại điểm d khoản 1 Điều 103 của Nghị định này.
(3) Đính chính văn bản được thực hiện đối với văn bản có sai sót về căn cứ ban hành, thể thức, kỹ thuật trình bày. Cơ quan, người ban hành văn bản đính chính văn bản bằng văn bản hành chính. Việc đính chính văn bản của Hội đồng nhân dân do Thường trực Hội đồng nhân dân thực hiện.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Nguyễn Khánh Huyền
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công tác văn thư có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đất xây dựng cơ sở ngoại giao là đất gì? Có phải chuyển sang thuê đất khi sử dụng đất xây dựng cơ sở ngoại giao kết hợp với mục đích thương mại?
- Ngày truyền thống của Cựu chiến binh 6 12 là ngày để tôn vinh, biểu dương sự cống hiến to lớn của Cựu chiến binh đúng không?
- Quy trình, thủ tục cấp Quyết định phát hành trò chơi điện tử G1 trên mạng từ ngày 25/12/2024 thực hiện như thế nào?
- Mẫu Công văn báo cáo kết quả đại hội theo Nghị định 126 áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt mới nhất? Tải về file word Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt?