Tổng hợp 12 biểu mẫu quản lý hồ sơ Đảng viên và cách điền theo Hướng dẫn 12? 04 quyền của Đảng viên?
Tổng hợp 12 biểu mẫu quản lý hồ sơ Đảng viên và cách điền theo Hướng dẫn 12?
Tổng hợp 12 biểu mẫu quản lý hồ sơ Đảng viên và cách điền được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Hướng dẫn 12-HD/BTCTW năm 2022, cụ thể:
III. | QUẢN LÝ HỒ SƠ ĐẢNG VIÊN | |
1 | Lý lịch đảng viên | Mẫu 1-HSĐV |
2 | Phiếu đảng viên | Mẫu 2-HSĐV |
3 | Phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên | Mẫu 3-HSĐV |
4 | Phiếu báo đảng viên được công nhận chính thức | Mẫu 4-HSĐV |
5 | Phiếu báo đảng viên ra khỏi Đảng | Mẫu 5-HSĐV |
6 | Phiếu báo đảng viên từ trần | Mẫu 6-HSĐV |
7 | Sổ danh sách đảng viên | Mẫu 7-HSĐV |
8 | Sổ đảng viên ra khỏi Đảng | Mẫu 8-HSĐV |
9 | Sổ đảng viên từ trần | Mẫu 9-HSĐV |
10 | Sổ giao nhận hồ sơ đảng viên | Mẫu 10-HSĐV |
11 | Sổ cho mượn tài liệu trong hồ sơ đảng viên để nghiên cứu | Mẫu 11-HSĐV |
12 | Mục lục tài liệu trong hồ sơ đảng viên | Mẫu 12-HSĐV |
Tải về Tổng hợp 12 biểu mẫu quản lý hồ sơ Đảng viên và cách điền
Tổng hợp 12 biểu mẫu quản lý hồ sơ Đảng viên và cách điền theo Hướng dẫn 12? Trách nhiệm trong xây dựng và quản lý hồ sơ đảng viên? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của đảng viên và cấp ủy về xây dựng và quản lý hồ sơ đảng viên là gì?
Trách nhiệm của đảng viên và cấp ủy về xây dựng và quản lý hồ sơ đảng viên được quy định tại tiểu mục 8.3 Mục 8 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021, cụ thể như sau:
A. Đối với đảng viên:
- Phải tự khai lý lịch, phiếu đảng viên của mình một cách đầy đủ, rõ ràng, chính xác, trung thực theo quy định.
- Định kỳ hằng năm hoặc khi chuyển sinh hoạt đảng chính thức phải ghi đầy đủ những thay đổi của mình vào phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên, báo cáo chi ủy, chi bộ.
- Bảo quản, giữ gìn cẩn thận hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng, không làm hỏng, không cho người khác mượn; nếu để mất, làm hỏng hồ sơ đảng viên phải báo cáo cấp ủy rõ lý do để mất, làm hỏng, kèm theo bản xác nhận của cấp ủy hoặc công an xã, phường,... nơi bị mất, làm hỏng hồ sơ đảng viên để được xem xét, làm lại hồ sơ đảng viên.
B. Đối với cấp cơ sở:
- Chi ủy, chi bộ, đảng ủy bộ phận (nếu có) quản lý sổ danh sách đảng viên.
- Cấp ủy cơ sở quản lý hồ sơ đảng viên và sổ danh sách đảng viên theo đúng quy định về sử dụng, bảo quản hồ sơ đảng viên;
+ hướng dẫn, kiểm tra, thu nhận phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên, ghi bổ sung vào lý lịch đảng viên và danh sách đảng viên của đảng bộ, chi bộ cơ sở, chuyển phiếu bổ sung hồ sơ lên cấp ủy cấp trên trực tiếp;
+ Định kỳ (3 tháng 1 lần) kiểm tra phiếu báo chuyển sinh hoạt đảng để theo dõi số đảng viên chuyển đến báo cáo cấp ủy có thẩm quyền xử lý đảng viên quá 3 tháng không nộp hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng mà không có lý do chính đáng;
+ Kiểm tra, bổ sung danh sách đảng viên;
+ Viết phiếu báo đảng viên đã từ trần và phiếu báo đảng viên ra khỏi Đảng chuyển giao cùng hồ sơ đảng viên đã từ trần, hồ sơ đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng lên cấp ủy cấp trên trực tiếp trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi lập phiếu báo; xét, lập hồ sơ của đảng viên bị mất, bị hỏng và báo cáo cấp ủy cấp trên.
C. Đối với cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng:
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Trung ương về quản lý hồ sơ đảng viên ở các tổ chức đảng trực thuộc.
Chỉ giao hồ sơ đảng viên cho cấp ủy cơ sở quản lý khi có đủ điều kiện về phương tiện bảo quản và có cán bộ thực hiện việc quản lý; khi bàn giao phải có biên bản giao nhận chặt chẽ.
- Quản lý phiếu đảng viên, sổ danh sách đảng viên của các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc; hồ sơ kết nạp của đảng viên dự bị và hồ sơ của đảng viên ở các tổ chức cơ sở đảng chưa được giao quản lý.
- Định kỳ hằng năm kiểm tra danh sách đảng viên ở các cấp ủy cơ sở trực thuộc và báo cáo lên ban tổ chức tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương về các biến động của đội ngũ đảng viên theo các mẫu biểu báo cáo đã quy định.
D. Đối với ban tổ chức tỉnh ủy, thành ủy và tương đương:
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Trung ương về quản lý hồ sơ đảng viên ở các cấp ủy cấp dưới; bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm nghiệp vụ quản lý hồ sơ đảng viên ở các cấp ủy trực thuộc.
- Hằng năm tổ chức đối khớp và rút kinh nghiệm về công tác quản lý hồ sơ đảng viên và báo cáo Ban Tổ chức Trung ương.
04 quyền của Đảng viên?
04 quyền của Đảng viên được quy định tại Điều 3 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011, cụ thể như sau:
(1) Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.
(2) Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
(3) Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.
(4) Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.
Lưu ý: Đối với Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.
Phan Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hồ sơ đảng viên có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?