Tổng hợp các mẫu kiểm tra hoạt động đấu thầu được áp dụng mới nhất hiện nay? Kiểm tra hoạt động đấu thầu được thực hiện theo phương thức kiểm tra nào?
Tổng hợp các mẫu kiểm tra hoạt động đấu thầu được áp dụng mới nhất hiện nay?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư 07/2024/TT-BKHĐT, các mẫu kiểm tra hoạt động đấu thầu sẽ có tất cả 6 mẫu, bao gồm:
Tên mẫu | Mục đích sử dụng mẫu | Tải về |
Mẫu số 4.1A | Sử dụng để lập Kế hoạch kiểm tra định kỳ hoạt động đấu thầu | |
Mẫu số 4.1B | Sử dụng để lập Kế hoạch kiểm tra chi tiết | |
Mẫu số 4.2 | Sử dụng để lập Đề cương báo cáo tình hình thực hiện hoạt động lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư | |
Mẫu số 4.3 | Sử dụng để lập Báo cáo kiểm tra hoạt động lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư | |
Mẫu số 4.4 | Sử dụng để lập Kết luận kiểm tra hoạt động lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư | |
Mẫu số 4.5 | Sử dụng để lập Báo cáo phản hồi về tình hình thực hiện Kết luận kiểm tra. |
Kiểm tra hoạt động đấu thầu được thực hiện theo phương thức kiểm tra nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 86 Luật Đấu thầu 2023 có quy định như sau:
Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đấu thầu
1. Thanh tra hoạt động đấu thầu:
a) Thanh tra hoạt động đấu thầu được tiến hành đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đấu thầu quy định tại Luật này;
b) Tổ chức và hoạt động của thanh tra về đấu thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
2. Kiểm tra hoạt động đấu thầu:
a) Kiểm tra hoạt động đấu thầu được thực hiện theo kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất theo quyết định của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra;
b) Kiểm tra hoạt động đấu thầu được thực hiện đối với một hoặc các hoạt động sau: việc ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện công tác đấu thầu; việc trình, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu; công tác chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; công tác tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; việc quản lý và thực hiện hợp đồng; các hoạt động khác liên quan đến hoạt động đấu thầu;
c) Kiểm tra hoạt động đấu thầu được thực hiện theo phương thức kiểm tra trực tiếp hoặc qua báo cáo bằng văn bản;
d) Trình tự, thủ tục kiểm tra: chuẩn bị kiểm tra; tổ chức kiểm tra; kết luận kiểm tra; theo dõi thực hiện kết luận kiểm tra.
...
Như vậy, kểm tra hoạt động đấu thầu được thực hiện theo phương thức kiểm tra trực tiếp hoặc qua báo cáo bằng văn bản.
Cũng theo quy định nêu trên thì kiểm tra hoạt động đấu thầu được thực hiện đối với một hoặc các hoạt động sau:
- Việc ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện công tác đấu thầu;
- Việc trình, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
- Công tác chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
- Công tác tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
- Việc quản lý và thực hiện hợp đồng;
- Các hoạt động khác liên quan đến hoạt động đấu thầu.
Lưu ý: Kiểm tra hoạt động đấu thầu được thực hiện theo kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất theo quyết định của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.
Tổng hợp các mẫu kiểm tra hoạt động đấu thầu được áp dụng mới nhất hiện nay? Kiểm tra hoạt động đấu thầu được thực hiện theo phương thức kiểm tra nào? (Hình từ Internet).
Việc kiểm tra hoạt động đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư được quy định ra sao?
Theo quy định tại Điều 58 Nghị định 23/2024/NĐ-CP có quy định về kiểm tra hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Cụ thể như sau:
(1) Thẩm quyền kiểm tra hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo kế hoạch định kỳ trên phạm vi cả nước;
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Trưởng Ban quản lý khu kinh tế chủ trì, tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án do mình là người có thẩm quyền;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án do mình là người có thẩm quyền. Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư tại địa phương.
(2) Nội dung kiểm tra hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư:
- Việc ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện công tác lựa chọn nhà đầu tư;
- Công bố dự án đầu tư kinh doanh (đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư); lập, phê duyệt, công bố thông tin dự án đầu tư kinh doanh (đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư);
- Lập, phê duyệt hồ sơ mời quan tâm; đánh giá, phê duyệt kết quả mời quan tâm;
- Lập, phê duyệt hồ sơ mời thầu; đánh giá, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
- Nội dung hợp đồng đã ký kết và việc tuân thủ các căn cứ pháp lý trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng;
- Các nội dung cần thiết khác.
(3) Nguyên tắc tổ chức, hình thức, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra thực hiện theo quy định tương ứng tại Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.
Phạm Thị Thục Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kiểm tra hoạt động đấu thầu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người theo học ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng được trang bị những kiến thức và kỹ năng gì? Ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng là gì?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự của cơ sở kinh doanh các loại pháo sẽ do cơ quan nào cấp?
- Hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư chuyển sang hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư có được nộp bổ sung chứng từ?
- Hợp đồng chìa khóa trao tay có phải là hợp đồng xây dựng không? Nội dung của hợp đồng chìa khóa trao tay gồm những gì?
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?