Tổng thư ký Quốc hội thì có đồng thời là Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội theo quy định hiện nay không?
Tổng thư ký Quốc hội thì có đồng thời là Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội theo quy định hiện nay không?
Tổng thư ký Quốc hội đồng thời là Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội theo quy định tại khoản 2 Điều 99 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 như sau:
Văn phòng Quốc hội
...
2. Tổng thư ký Quốc hội đồng thời là Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội về hoạt động của Văn phòng Quốc hội.
...
Như vậy, Tổng thư ký Quốc hội thì đồng thời là Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội theo quy định hiện nay.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội phải bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn như thế nào?
Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội phải đáp ứng được những tiêu chuẩn cụ thể quy định tại tiểu mục 2.14 Mục 2 Chương I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 như sau:
(1) Phải bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, cụ thể:
- Tiêu biểu của Đảng về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực công tác.
- Có ý thức, trách nhiệm cao, kiến thức toàn diện; tích cực tham gia thảo luận, đóng góp, hoạch định đường lối, chính sách và sự lãnh đạo tập thể của Ban Chấp hành Trung ương.
- Có năng lực tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách, nhiệm vụ của Đảng, chiến lược phát triển đất nước trong giai đoạn mới ở lĩnh vực, địa bàn công tác được phân công quản lý, phụ trách.
- Có năng lực dự báo, xử lý, ứng phó kịp thời, hiệu quả những tình huống đột xuất, bất ngờ; có khả năng làm việc độc lập.
- Có tố chất, năng lực lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược; có hoài bão, khát vọng đổi mới vì dân, vì nước.
- Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở các chức vụ lãnh đạo chủ chốt cấp dưới trực tiếp và tương đương.
- Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương phải là những cán bộ trẻ; cơ bản đáp ứng được tiêu chuẩn của Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương; qua thực tiễn công tác thể hiện có năng lực, triển vọng phát triển về tố chất lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược; được quy hoạch chức danh Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương và lãnh đạo chủ chốt tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung ương, ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương nhiệm kỳ tới và các nhiệm kỳ tiếp theo.
(2) Cần có những phẩm chất, năng lực, cụ thể:
- Có trình độ hiểu biết sâu sắc về hệ thống pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế, nhất là trong lĩnh vực phụ trách.
- Có năng lực cụ thể hoá, thể chế hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng thành pháp luật của Nhà nước để tham mưu, đề xuất xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực được phân công và giám sát thực hiện có hiệu quả.
- Có khả năng tư duy chiến lược, dự báo và định hướng sự phát triển của đất nước; năng lực tham gia tổng kết lý luận, thực tiễn; năng lực tham gia xây dựng đường lối, chính sách, pháp luật.
- Có ý thức và năng lực đoàn kết, lãnh đạo, điều hành và tổ chức hoạt động của các cơ quan của Quốc hội và cơ quan thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội theo sự phân công của Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội.
- Có năng lực phối hợp với các cơ quan hành pháp và tư pháp trong thực hiện các chức năng, quyền hạn của cơ quan Quốc hội.
- Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phó các uỷ ban, hội đồng của Quốc hội hoặc cấp thứ trưởng, phó trưởng ban, ngành, đoàn thể Trung ương hoặc lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh.
Tổng thư ký Quốc hội thì có đồng thời là Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội theo quy định hiện nay không?
Văn phòng Quốc hội có các nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Văn phòng Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại khoản 1 Điều 99 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 (sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020) như sau:
Văn phòng Quốc hội
1. Văn phòng Quốc hội là cơ quan hành chính, tham mưu tổng hợp, phục vụ Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và đại biểu Quốc hội. Văn phòng Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức phục vụ các kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội và các hoạt động khác của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội;
b) Quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khác phục vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội;
c) Quản lý kinh phí hoạt động của Quốc hội;
d) Chịu trách nhiệm bảo đảm cơ sở vật chất và các điều kiện khác phục vụ hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội; tạo điều kiện cho đại biểu Quốc hội trong việc trình dự án luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh.
...
Như vậy, Văn phòng Quốc hội có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tổ chức phục vụ các kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội và các hoạt động khác của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội;
- Quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khác phục vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội;
- Quản lý kinh phí hoạt động của Quốc hội;
- Chịu trách nhiệm bảo đảm cơ sở vật chất và các điều kiện khác phục vụ hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội; tạo điều kiện cho đại biểu Quốc hội trong việc trình dự án luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Văn phòng Quốc hội có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?