Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp đối với việc quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ?
- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với việc quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã đối với việc quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với việc quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Điều 40 Nghị định 11/2010/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 117/2021/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với việc quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, cụ thể
- Tổ chức, chỉ đạo việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong phạm vi địa phương.
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong phạm vi địa phương.
- Tổ chức thực hiện việc đấu nối vào quốc lộ đúng quy định; bãi bỏ các quyết định đấu nối không đúng quy định và chịu trách nhiệm về các thiệt hại liên quan đến việc quyết định đấu nối không đúng quy định.
- Chỉ đạo và kiểm tra đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Giao thông vận tải thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý vi phạm, giải tỏa vi phạm hành lang an toàn đường bộ trong phạm vi địa phương.
- Tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đối với Sở Giao thông vận tải trong các lĩnh vực sau đây:
+ Hoạt động của Thanh tra đường bộ;
+ Cấp, thu hồi Giấy phép thi công, đình chỉ hoạt động gây mất an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của địa phương;
+ Quản lý thực hiện quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; quản lý và bảo trì hệ thống đường địa phương.
- Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện trong các lĩnh vực sau đây:
+ Bảo vệ các công trình đường bộ trên địa bàn huyện;
+ Quản lý việc sử dụng đất trong và ngoài hành lang an toàn đường bộ, đặc biệt là việc giao đất, cấp Giấy phép xây dựng dọc theo đường bộ;
+ Giải tỏa các công trình vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong phạm vi của huyện.
- Huy động lực lượng, vật tư, thiết bị để khôi phục giao thông kịp thời khi bị thiên tai, địch họa.
- Lập kế hoạch và chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý vi phạm, giải tỏa hành lang an toàn đường bộ trong phạm vi địa phương.
- Thẩm định, phê duyệt quy hoạch, xây dựng các công trình, các khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư, khu thương mại dịch vụ, cửa hàng bán lẻ xăng dầu liên quan đến đất dành cho đường bộ phải thực hiện theo quy định của Nghị định này; chịu trách nhiệm giám sát thực hiện và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định.
- Giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo liên quan đến việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong phạm vi địa phương theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với việc quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được quy định tại Điều 41 Nghị định 11/2010/NĐ-CP, cụ thể:
- Quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ được giao trên địa bàn huyện quản lý.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và giáo dục nhân dân các quy định về phạm vi đất dành cho đường bộ, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Quản lý việc sử dụng đất trong và ngoài hành lang an toàn đường bộ theo quy định của pháp luật; xử lý kịp thời các trường hợp lấn, chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn đường bộ.
- Phối hợp với đơn vị quản lý đường bộ và các lực lượng liên quan thực hiện các biện pháp bảo vệ công trình đường bộ.
- Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, chống lấn chiếm, cưỡng chế dỡ bỏ các công trình xây dựng trái phép để giải tỏa hành lang an toàn đường bộ.
- Huy động mọi lực lượng, vật tư, thiết bị để bảo vệ công trình, kịp thời khôi phục giao thông khi bị thiên tai, địch họa.
- Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã đối với việc quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Theo quy định tại Điều 42 Nghị định 11/2010/NĐ-CP thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm đối với việc quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như sau:
- Quản lý, bảo trì đường bộ được giao trên địa bàn xã quản lý.
- Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục nhân dân các quy định về phạm vi đất dành cho đường bộ, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Phối hợp với đơn vị trực tiếp quản lý công trình đường bộ và các lực lượng liên quan thực hiện các biện pháp bảo vệ công trình đường bộ bao gồm cả việc giữ gìn các cột mốc lộ giới, mốc giải phóng mặt bằng của dự án.
- Quản lý việc sử dụng đất trong và ngoài hành lang an toàn đường bộ theo quy định của pháp luật; phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp lấn, chiếm, sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ.
- Huy động mọi lực lượng, vật tư, thiết bị để bảo vệ công trình, kịp thời khôi phục giao thông khi bị thiên tai, địch họa.
- Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn cấp xã quản lý theo quy định của pháp luật.
Tô Nguyễn Thu Trang
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giao thông đường bộ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?
- Trình độ chuẩn với giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh trường đại học? Chế độ bồi dưỡng giờ giảng đối với giảng viên?
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?