Trách nhiệm thông báo công khai danh sách người lao động của Bộ tư pháp được nâng bậc lương thường xuyên thuộc về ai?
- Trách nhiệm thông báo công khai danh sách người lao động của Bộ tư pháp được nâng bậc lương thường xuyên thuộc về ai?
- Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm gì đối với người lao động của Bộ tư pháp được nâng bậc lương thường xuyên?
- Tổng cục Thi hành án dân sự có trách nhiệm ra sao trong chế độ nâng bậc lương đối với người lao động của Bộ Tư pháp?
Trách nhiệm thông báo công khai danh sách người lao động của Bộ tư pháp được nâng bậc lương thường xuyên thuộc về ai?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Quy chế thực hiện chế độ nâng bậc lương đối với công chức, viên chức và người lao động của Bộ Tư pháp Ban hành kèm theo Quyết định 1496/QĐ-BTP năm 2022 như sau:
Trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp thuộc Cục, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Thực hiện việc xét nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức, viên chức và người lao động của đơn vị mình đúng quy định của pháp luật và quy định tại Quy chế này.
2. Thông báo công khai danh sách công chức, viên chức và người lao động được nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn trong đơn vị.
3. Hàng năm, báo cáo Bộ (qua Vụ Tổ chức cán bộ đối với đơn vị thuộc Bộ; qua Tổng cục Thi hành án dân sự đối với Cục Thi hành án dân sự) trước ngày 31 tháng 12 về kết quả thực hiện nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn của đơn vị mình theo Mẫu số 01 và Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BNV của Bộ Nội vụ. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục và Tổng cục báo cáo về Cục, Tổng cục để tổng hợp, báo cáo Bộ.
Theo đó, trách nhiệm thông báo công khai danh sách người lao động được nâng bậc lương thường xuyên trước thời hạn trong đơn vị sẽ thuộc về Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp thuộc Cục, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Người lao động của Bộ tư pháp (Hình từ Internet)
Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm gì đối với người lao động của Bộ tư pháp được nâng bậc lương thường xuyên?
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Quy chế thực hiện chế độ nâng bậc lương đối với công chức, viên chức và người lao động của Bộ Tư pháp Ban hành kèm theo Quyết định 1496/QĐ-BTP năm 2022 như sau:
Trách nhiệm của Vụ Tổ chức cán bộ
1. Phối hợp với Đảng ủy Bộ, Công đoàn Bộ xem xét, đề nghị Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định nâng bậc lương thường xuyên đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý công chức, viên chức của Bộ trưởng theo phân cấp.
2. Giúp Hội đồng xét nâng bậc lương trước thời hạn của Bộ tổ chức xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức, viên chức và người lao động có thành tích xuất sắc của các đơn vị thuộc Bộ, đơn vị sự nghiệp thuộc Cục thuộc thẩm quyền quản lý công chức, viên chức của Bộ trưởng theo phân cấp; tham mưu, giúp Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức, viên chức và người lao động có thông báo nghỉ hưu theo thẩm quyền.
3. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị thuộc Bộ trong việc thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức, viên chức và người lao động; hàng năm, tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng và Bộ Nội vụ về kết quả nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn của Bộ Tư pháp theo quy định.
Như vậy, có thể thấy rằng trách nhiệm của Vụ Tổ chức cán bộ đối với người lao động của Bộ tư pháp được nâng bậc lương thường xuyên sẽ được quy định như trên.
Tổng cục Thi hành án dân sự có trách nhiệm ra sao trong chế độ nâng bậc lương đối với người lao động của Bộ Tư pháp?
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Quy chế thực hiện chế độ nâng bậc lương đối với công chức, viên chức và người lao động của Bộ Tư pháp Ban hành kèm theo Quyết định 1496/QĐ-BTP năm 2022 như sau:
Trách nhiệm của Tổng cục Thi hành án dân sự
1. Phối hợp với Đảng ủy, Công đoàn Tổng cục Thi hành án dân sự xem xét, đề nghị Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định nâng bậc lương thường xuyên đối với công chức thi hành án dân sự địa phương thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ trưởng theo phân cấp.
2. Thẩm định việc xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức có thành tích xuất sắc của các cơ quan thi hành án dân sự địa phương thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ trưởng theo phân cấp; tham mưu, giúp Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức thi hành án dân sự địa phương có thông báo nghỉ hưu theo quy định.
3. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức và người lao động; hàng năm, tổng hợp, báo cáo Bộ (qua Vụ Tổ chức cán bộ) về kết quả nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn của các cơ quan thi hành án dân sự theo quy định.
Như vậy có thể thấy rằng Tổng cục Thi hành án dân sự sẽ có trách nhiệm theo quy định trên về chế độ nâng bậc lương đối với công chức, viên chức và người lao động.
Lê Đình Khôi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nâng bậc lương thường xuyên có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?
- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt khi kinh doanh gôn là bao nhiêu? Xác định số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp khi kinh doanh gôn?
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?