Việc nâng bậc lương thường xuyên đối với công chức nhà nước trong các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH được thực hiện vào thời gian nào?
- Việc nâng bậc lương thường xuyên đối với công chức nhà nước trong các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH được thực hiện vào thời gian nào?
- Hồ sơ đề nghị xét nâng bậc lương thường xuyên đối với công chức nhà nước gồm những gì?
- Công chức nhà nước bị kỷ luật ở hình thức khiển trách thì bị kéo dài thời gian xét nâng bậc lương thường xuyên bao lâu?
Việc nâng bậc lương thường xuyên đối với công chức nhà nước trong các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH được thực hiện vào thời gian nào?
Việc nâng bậc lương thường xuyên đối với công chức được quy định tại khoản 2 Điều 3 Quy chế Nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức, viên chức và người lao động ban hành kèm theo Quyết định 51/QĐ-LĐTBXH năm 2014 như sau:
Nguyên tắc xét nâng bậc lương
1. Bảo đảm công khai, công bằng, dân chủ, khách quan và đúng pháp luật.
2. Nâng bậc lương thường xuyên được thực hiện theo quý (03 tháng/1 lần) vào tháng đầu tiên của mỗi quý.
3. Nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thực hiện mỗi năm một lần và kết thúc trước ngày 31 tháng 3 năm sau.
4. Nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu thực hiện khi công chức, viên chức, người lao động có thông báo nghỉ hưu và đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.
Như vậy, theo quy định, việc nâng bậc lương thường xuyên đối với công chức nhà nước trong các đơn vị thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội được thực hiện theo quý (03 tháng/1 lần) vào tháng đầu tiên của mỗi quý.
Việc nâng bậc lương thường xuyên đối với công chức nhà nước trong các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH được thực hiện vào thời gian nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị xét nâng bậc lương thường xuyên đối với công chức nhà nước gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị xét nâng bậc lương thường xuyên được quy định tại khoản 4 Điều 9 Quy chế Nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức, viên chức và người lao động ban hành kèm theo Quyết định 51/QĐ-LĐTBXH năm 2014 như sau:
Quy trình thực hiện xét nâng bậc lương thường xuyên
1. Tuần đầu tiên của tháng đầu tiên hàng quý, Hội đồng lương họp, rà soát, lập danh sách công chức, viên chức và người lao động đủ điều kiện nâng bậc lương thường xuyên trong quý; xem xét việc đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên của công chức, viên chức và người lao động. Cuộc họp của Hội đồng lương được ghi thành biên bản, có ý kiến và chữ ký của tất cả các thành viên Hội đồng lương.
2. Hội đồng lương báo cáo Thủ trưởng đơn vị danh sách công chức, viên chức và người lao động đủ điều kiện, tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên.
3. Thủ trưởng đơn vị có văn bản đề nghị Bộ quyết định hoặc ký quyết định theo phân cấp và gửi về Bộ (Vụ Tổ chức cán bộ) để quản lý chung.
4. Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Công văn đề nghị;
b) Danh sách trích ngang các trường hợp đề nghị nâng bậc lương thường xuyên (Mẫu số 1).
c) Biên bản họp Hội đồng lương của đơn vị (đối với các đơn vị đủ điều kiện thành lập Hội đồng lương);
d) Bản photo quyết định lương gần nhất của cá nhân được đề nghị nâng bậc lương.
Như vậy, theo quy định, hồ sơ đề nghị xét nâng bậc lương thường xuyên đối với công chức nhà nước gồm:
(1) Công văn đề nghị;
(2) Danh sách trích ngang các trường hợp đề nghị nâng bậc lương thường xuyên: TẢI VỀ
(3) Biên bản họp Hội đồng lương của đơn vị (đối với các đơn vị đủ điều kiện thành lập Hội đồng lương);
(4) Bản photo quyết định lương gần nhất của cá nhân được đề nghị nâng bậc lương.
Công chức nhà nước bị kỷ luật ở hình thức khiển trách thì bị kéo dài thời gian xét nâng bậc lương thường xuyên bao lâu?
Việc kéo dài thời gian xét nâng bậc lương thường xuyên được quy định tại khoản 1 Điều 8 Quy chế Nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức, viên chức và người lao động ban hành kèm theo Quyết định 51/QĐ-LĐTBXH năm 2014 như sau:
Thời gian bị kéo dài xét nâng bậc lương thường xuyên
1. Trong thời gian giữ bậc lương hiện tại, nếu công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo hoặc quyết định bằng văn bản của cấp có thẩm quyền là không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức thì bị kéo dài thời gian tính nâng bậc lương thường xuyên so với thời gian quy định như sau:
a) Kéo dài 12 tháng (một năm) đối với các trường hợp:
- Công chức bị kỷ luật giáng chức hoặc cách chức;
- Viên chức và người lao động bị kỷ luật cách chức.
b) Kéo dài 06 (sáu) tháng đối với các trường hợp:
- Công chức bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo;
- Viên chức và người lao động bị kỷ luật cảnh cáo;
- Công chức, viên chức và người lao động không hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm; trường hợp trong thời gian giữ bậc có 02 năm không liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao bị kéo dài 06 (sáu) tháng.
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp công chức nhà nước bị kỷ luật ở hình thức khiển trách thì bị kéo dài thời gian xét nâng bậc lương thường xuyên 06 (sáu) tháng.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nâng bậc lương thường xuyên có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?
- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt khi kinh doanh gôn là bao nhiêu? Xác định số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp khi kinh doanh gôn?
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?